Mỹ tiếp tục trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ

Trong 6 tháng đầu tài khóa 2021-2022, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất với kim ngạch thương mại hàng hóa song phương đạt 67,41 tỷ USD, chiếm 11,98% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Ấn Độ.
Mỹ tiếp tục trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ảnh 1(Nguồn: economictimes.indiatimes.com)

Tờ Economic Times trích phát biểu của Quốc vụ khanh Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Anupriya Patel tại Quốc hội Ấn Độ cho biết, trong 6 tháng đầu tài khóa 2021-2022 (tháng 4-10/2021), Mỹ một lần nữa nổi lên là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ.

Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ về thương mại hàng hóa kể từ năm 2018-2019, ngoại trừ giai đoạn 2020-2021, khi thương mại với Mỹ giảm nhẹ do đại dịch COVID-19.

Bà Patel cho biết, trong 6 tháng đầu tài khóa 2021-2022, Mỹ một lần nữa trở thành đối tác thương mại lớn nhất với kim ngạch thương mại hàng hóa song phương đạt 67,41 tỷ USD, chiếm 11,98% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Ấn Độ.

[Ấn Độ, Mỹ khôi phục Diễn đàn chính sách thương mại song phương]

Bà Patel cũng cho biết, thương mại song phương của Ấn Độ với Australia tăng lên 13,88 tỷ USD, từ mức 7,48 tỷ USD trong cùng kỳ tài khóa 2020.

Trong khi đó, thương mại song phương của nước này với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tăng từ 29,48 tỷ USD lên 49,06 tỷ USD. Thương mại song phương của nước này với Bỉ cũng tăng từ 7,63 tỷ USD lên 13,7 tỷ USD.

Bà Patel cho biết, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP của Ấn Độ tăng từ 18,4% lên 18,7%.

Trả lời một câu hỏi khác về việc hoàn lại tiền cho các nhà xuất khẩu, bà Patel cho biết, trong số tất cả các yêu cầu bồi thường hàng hóa xuất khẩu từ Ấn Độ được áp dụng cho giai đoạn 2020-2021, các kịch bản tín dụng thuế đã được ban hành cho 97,3% yêu cầu và 2,7% đề xuất đang trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình phê duyệt./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.