Mỹ-Trung nối lại liên hệ bình thường về kinh tế và thương mại

Bình luận về các cuộc hội đàm trực tuyến giữa các quan chức Mỹ-Trung gần đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Cao Phong cho biết việc liên lạc giữa hai bên "bắt đầu suôn sẻ."
Mỹ-Trung nối lại liên hệ bình thường về kinh tế và thương mại ảnh 1Quan chức Trung Quốc và Mỹ tại cuộc đối thoại ở Alaska ngày 18/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 3/6 cho biết nước này và Mỹ đã nối lại các liên hệ, thảo luận bình thường trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, nhất trí các nỗ lực chung nhằm giải quyết một cách thiết thực một số vấn đề đặc biệt.

Bình luận về các cuộc hội đàm trực tuyến giữa các quan chức Mỹ-Trung gần đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Cao Phong cho biết việc liên lạc giữa hai bên "bắt đầu suôn sẻ."

Lần lượt trong các ngày 27/5 và 2/6, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, quan chức dẫn đầu đoàn đàm phán Trung Quốc trong cuộc đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung, đã có các cuộc hội đàm trực tuyến với Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

[Mỹ-Trung nhất trí tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế song phương]

Ông Cao Phong cho biết trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề, trong đó có quan hệ thương mại và kinh tế song phương, tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách đối nội của hai bên. Các cuộc trao đổi diễn ra "thẳng thắn, chuyên nghiệp, và trên tinh thần xây dựng."

Ông nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc "đã bắt đầu các liên lạc bình thường trong lĩnh vực kinh tế và thương mại cũng như nhất trí nỗ lực chung nhằm giải quyết thiết thực một số vấn đề đặc biệt đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ kinh tế và thương mại song phương."

Tháng 1/2020, Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại Giai đoạn một, xem đây như một phần trong nỗ lực "đình chiến" thương mại. Theo thỏa thuận, Trung Quốc nhập khẩu thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong các năm 2020 và 2021 với nhiều sản phẩm, từ ôtô tới máy móc, dầu mỏ, nông sản, dịch vụ.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.