Mỹ và Canada tìm cách giảm phụ thuộc kim loại đất hiếm từ Trung Quốc

Theo Thủ tướng Trudeau, trong lần gặp mới đây với Tổng thống Mỹ, ông đã nêu bật rằng Canada có rất nhiều khoáng sản đất hiếm, những loại khoáng sản chủ chốt để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Trong ảnh (tư liệu): Đất hiếm chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu tại Liên Vân Cảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong ảnh (tư liệu): Đất hiếm chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu tại Liên Vân Cảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 30/9 cho biết nước này đang thảo luận với Mỹ nhằm tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung kim loại đất hiếm từ Trung Quốc.

Theo Thủ tướng Trudeau, trong lần gặp mới đây với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông đã nêu bật rằng Canada có rất nhiều khoáng sản đất hiếm, những loại khoáng sản chủ chốt để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Canada "là một đồng minh vững chắc" và có thể đề nghị "một nguồn cung đáng tin cậy" về các khoáng sản đất hiếm, mà hầu hết hiện nay đều từ Trung Quốc.

Thủ tướng Trudeau khẳng định điều này nằm trong lợi ích của Canada nhằm đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy những khoáng sản quan trọng phục vụ công nghệ.

[Apple sẽ dùng đất hiếm tái chế trong động cơ Taptic Engine trên iPhone]

Bình luận trên của ông Trudeau được đưa ra sau khi có bài viết trên báo Globe and Mail cho rằng Canada và Mỹ đang phác thảo các kế hoạch nhằm giảm sự phụ thuộc của cả hai nước đối với các khoáng sản đất hiếm của Trung Quốc như lithium, urani, cesi và cobalt.

Trung Quốc hiện kiểm soát 90% nguồn cung các loại khoáng sản hiếm, được dùng để sản xuất các linh kiện chủ chốt cho điện thoại thông minh, tấm pin năng lượng Mặt Trời và công nghệ quân sự tiên tiến. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nhà sản xuất và tinh luyện hàng đầu thế giới các nguồn đất hiếm.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Canada với Trung Quốc đều đang căng thẳng, Bắc Kinh đã có lúc bóng gió rằng nước này có thể ngừng xuất khẩu các loại kim loại đất hiếm.

Trước đó, năm 2010, Trung Quốc đã tạm thời ngừng xuất khẩu sang Nhật Bản mặt hàng này liên quan đến tranh chấp lãnh thổ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.