Mỹ và Trung Quốc nhất trí tái khởi động Đối thoại Kinh tế Toàn diện

Việc nối lại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ "Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ-Trung” sẽ được công bố vào ngày 15/1 như một phần trong lễ ký kết thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1."
Mỹ và Trung Quốc nhất trí tái khởi động Đối thoại Kinh tế Toàn diện ảnh 1Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại vòng đàm phán thương mại mới ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 29/3/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí khởi động lại các cuộc đàm phán song phương 6 tháng một lần nhằm giải quyết các bất đồng về kinh tế, một tiến trình đã bị ngừng trệ kể từ khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang.

Nhật báo Wall Street Journal (WST) ngày 11/1 đưa tin v giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc, nhưng sẽ tách biệt với bất kỳ cuộc đàm phán thương mại giai đoạn 2 nào.

Nỗ lực đàm phán này sẽ do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchi và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn dầu.

[Giới chuyên gia đánh giá về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung]

Các phiên họp định kỳ giữa hai bên sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận cấp cao và duy trì ổn định giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ và Trung Quốc đã bước vào một cuộc chiến thương mại căng thẳng kéo dài hơn 1 năm qua, với các biện pháp áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa của nhau đã cản trở chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực đối với niềm tin kinh doanh.

Các cuộc thảo luận trong “Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung” tổ chức 6 tháng một lần đã được khởi động dưới thời Tổng thống George W. Bush như một cách để hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới giải quyết hàng loạt vấn đề nảy sinh khi cả kinh tế Trung Quốc cũng như xuất khẩu của nước này sang Mỹ tăng trưởng nhanh chóng vào đầu những năm 2000.

Cơ chế này được duy trì dưới thời Tổng thống Barack Obama và trong giai đoạn đầu khi Tổng thống Donald Trump bước vào Nhà Trắng.

Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung đầu tiên mà chính quyền của ông Trump đổi tên thành Đối thoại Kinh tế Toàn diện được tổ chức vào tháng 7/2017.

Bất chấp các phiên họp thường xuyên, những vấn đề xung đột giữa hai nước vẫn không được giải quyết một cách triệt để và Washington đã tiến tới cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn với Trung Quốc dựa vào việc sử dụng thuế quan để gây áp lực cho Bắc Kinh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.