Năng lượng là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ

Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj nhấn mạnh lĩnh vực năng lượng là một đầu tàu chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế và nước này đang tập trung vào năng lượng tái tạo.
Năng lượng là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: elp.com)

Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj nhấn mạnh lĩnh vực năng lượng là một đầu tàu chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của nước này.

Phát biểu ngày 12/4 tại Hội nghị cấp bộ trưởng Diễn đàn Năng lượng quốc tế lần thứ 16 ở thủ đô New Delhi, Ngoại trưởng Swaraj cho biết Ấn Độ đang tập trung vào năng lượng tái tạo khi nước này cùng Pháp đồng sáng lập Liên minh năng lượng Mặt Trời quốc tế (ISA) năm 2016, cả hai bên đều mong muốn thúc đẩy năng lượng Mặt Trời trên quy mô toàn cầu.

Bà Swaraj cũng cho biết Ấn Độ gần đây đã phát động chương trình mở rộng năng lượng tái tạo khi New Delhi và dự kiến đến năm 2022 sẽ sản xuất được 175 GW điện từ nguồn năng lượng này.

[Pháp cam kết chi 700 triệu euro phát triển năng lượng Mặt Trời]

Cũng nhân dịp này, Ngoại trưởng Swaraj đã bày tỏ lo ngại về việc gia tăng nhu cầu sử dụng các loại nhiên liệu không thể tái tạo trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ muốn tăng tỷ lệ sử dụng khí đốt trong giai đoạn 2017-2018 từ mức 6,5% lên mức 15% vào năm 2022.

Theo bà Swaraj, việc sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu sạch khác trong lĩnh vực giao thông, cũng như sử dụng trong các hộ gia đình đang dần đóng một vai trò quan trọng. Bà nhấn mạnh Ấn Độ giờ đây là điểm đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực dầu khí và đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng ở các nước láng giềng.

Trước đó, hôm 11/4, cũng tại Hội nghị cấp bộ trưởng Diễn đàn Năng lượng quốc tế, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng nhấn mạnh các nền kinh tế đang dần chuyển sang năng lượng xanh và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng theo chương trình nghị sự về chống biến đổi khí hậu trong Hiệp định Paris.

Nhà lãnh đạo Ấn Độ còn đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng tới thị trường minh bạch cho cả dầu mỏ và khí đốt với quan điểm đáp ứng tối ưu nhu cầu năng lượng của nhân loại.

Hội nghị cấp bộ trưởng Diễn đàn Năng lượng quốc tế lần thứ 16 diễn ra trong 3 ngày từ 11-13/4, với sự tham dự của 92 nước và thảo luận về tương lai năng lượng toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.