Nền kinh tế Italy thiệt hại 18 tỷ euro mỗi năm do hàng nhái

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, mỗi năm nền kinh tế nước này chịu thiệt hại gần 18 tỷ euro do ngành sản xuất hàng giả và hàng nhái gây ra.
Nền kinh tế Italy thiệt hại 18 tỷ euro mỗi năm do hàng nhái ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: telegraph.co.uk)

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, mỗi năm nền kinh tế nước này chịu thiệt hại gần 18 tỷ euro do ngành sản xuất hàng giả và hàng nhái gây ra.

Đây là con số được Trung tâm nghiên cứu về kinh tế và xã hội thuộc Bộ Phát triển Kinh tế Italy (Censis) công bố ngày 30/9.

Báo cáo dựa trên các thống kê của cảnh sát tài chính và thuế quan Italy năm 2012 cho thấy mỗi năm ngành kinh tế ngầm thu về xấp xỉ 6,5 tỷ euro từ các hoạt động sản xuất, phân phối và kinh doanh hàng nhái, với các sản phẩm từ quần áo đồ hiệu cao cấp, đồng hồ, trang sức cho đến đĩa CD, DVD lậu.

Trong đó có 2,24 tỷ euro thu được từ việc làm nhái các sản phẩm quần áo thời trang và phụ kiện của các hãng nổi tiếng (34% tổng giá trị hàng giả), 1,79 tỷ euro từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh CD, DVD lậu và ăn cắp bản quyền phần mềm và 1 tỷ euro doanh thu từ việc nhái các nhãn hiệu thực phẩm nổi tiếng của Italy trên thị trường nội địa.

Theo Censis, Italy thiệt hại tổng cộng 17,7 tỷ euro mỗi năm do các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến hàng nhái này, trong đó có 6,5 tỷ euro người tiêu dùng bỏ ra mua hàng giả, 5,3 tỷ euro tiền thuế, 6,4 tỷ euro tiền giá trị gia tăng và mất 105.000 việc làm.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra thị trường đồ nhái ở Italy không nằm ngoài ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Kể từ năm 2010, giá trị trung bình của thị trường này đã giảm 17% do người tiêu dùng, sau khi cắt giảm chi tiêu mua đồ xịn, cũng giảm bớt chi phí cho cả hàng nhái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.