Nền kinh tế Triều Tiên khởi sắc bất chấp các lệnh trừng phạt

Nền kinh tế Triều Tiên trong năm 2019 tăng trưởng 1,8% so với năm trước đó, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vài năm tới bất chấp tác động của các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Các gian hàng tại hội chợ thương mại ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 20/5/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các gian hàng tại hội chợ thương mại ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 20/5/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong báo cáo về triển vọng và tình hình kinh tế thế giới công bố mới đây, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết năm 2019 đánh dấu mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu tiên của Triều Tiên sau khi giảm lần lượt 4,2% và 3,5% trong năm 2018 và 2017.

[Nhà lãnh đạo Triều Tiên nỗ lực thúc đẩy các kế hoạch kinh tế]

Các chuyên gia dự báo nền kinh tế Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2,2% trong năm nay và 2,8% trong năm tới. GDP của Triều Tiên trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011 tăng trưởng trung bình 0,8%.

Nền kinh tế Triều Tiên đã đạt mức tăng trưởng 3,9% trong năm 2016, song giảm tới 4,2% trong năm 2018 do tác động của các biện pháp trừng phạt quốc tế liên quan tới chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của nước này.

Cũng theo báo cáo của Liên hợp quốc, lạm phát giá tiêu dùng của Triều Tiên đã tăng 4,8% năm ngoái, và dự báo tiếp tục tăng 5% trong năm nay và 4,9% vào năm tiếp theo.

Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tăng cường các nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài, khẳng định "tự lực tự cường" là chính sách đúng đắn nhất chống lại các biện pháp trừng phạt./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.