Nga chỉ trích Mỹ liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2

Ngày 12/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã chỉ trích tuyên bố mới đây của phía Mỹ liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Nga chỉ trích Mỹ liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2 ảnh 1Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. (Nguồn: Reuters)

Ngày 12/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã chỉ trích tuyên bố mới đây của phía Mỹ liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đồng thời cho rằng những mưu toan của Washington nhằm hạ thấp giá trị dự án đường ống khí đốt được Nga hậu thuẫn này là một ví dụ minh chứng cho sự cạnh tranh không công bằng.

Phát biểu với báo giới, ông Peskov nêu rõ: "Chúng tôi đánh giá đây là tuyên bố sai lầm và không thể chấp nhận."

Trước đó một ngày, một quan chức ngoại giao phụ trách năng lượng hàng đầu của Mỹ tuyên bố rằng các nỗ lực của châu Âu nhằm duy trì việc Nga vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau khi dự án Dòng chảy phương Bắc 2 hoàn tất đi qua Biển Baltic sẽ "vô ích" và "không thể tin tưởng vào Nga."

[Vụ ở Kerch sẽ liên quan tới việc Mỹ phản đối Dòng chảy phương Bắc 2]

Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa Gazprom và 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành, đường ống khí đốt này hằng năm sẽ chuyên chở 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên EU thông qua Biển Baltic và Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine. Dự kiến, đường ống sẽ đi vào hoạt động muộn nhất vào cuối năm 2019.

Gần đây, giới chức Đức đã phản bác các ý định rút nước này khỏi dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sau khi một số nghị sỹ gợi ý sử dụng dự án này để trừng phạt Moskva liên quan đến vụ Nga vụ bắt giữ tàu Ukraine cùng các thủy thủ tại Biển Azov.

Trong khi đó, Mỹ - nước đang muốn xuất khẩu khí đốt cho châu Âu - cùng với Ukraine và một số nước Đông Âu cho rằng đường ống trên sẽ không có lợi cho Ukraine và khiến Đức phụ thuộc vào Nga trong nhiều thập kỷ tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.