Nga chỉ trích NATO gây áp lực lên cuộc điều tra vụ MH17

Cơ quan đại diện thường trực Nga tại NATO cho rằng Tổng Thư ký NATO đã vội vã đưa ra nhận định về vụ MH17 nhằm gây áp lực lên quá trình điều tra.
Nga chỉ trích NATO gây áp lực lên cuộc điều tra vụ MH17 ảnh 1Lực lượng ly khai tại Ukraine phong tỏa hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines (Nguồn: AP)

Theo tuyên bố của Cơ quan đại diện thường trực Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa ra ngày 3/8, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đang tìm cách gây sức ép lên cuộc điều tra nguyên nhân vụ máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền Đông Ukraine, bằng cách nói với các phương tiện truyền thông đại chúng rằng dường như có những chứng cớ về sự dính líu của một ai đó vào thảm kịch này.

Cơ quan đại diện thường trực Nga tại NATO cho rằng Tổng Thư ký NATO đã  không đợi cuộc điều tra kết thúc mà vội vã đưa ra nhận định nhằm gây áp lực lên quá trình điều tra.

Trước đó, cùng ngày, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Midi Libre, ông Rasmussen tuyên bố có nhiều bằng chứng cho thấy lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông Ukraine có lỗi trong vụ máy bay rơi và gọi vụ này là "tội ác chiến tranh."

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Alexei Pushkov nhấn mạnh tuyên bố của ông Anders Fogh Rasmussen về sự liên quan của lực lượng đòi liên bang hóa ở Ukraine với vụ rơi máy bay MH17 là không có cơ sở.

Ông Puskov nêu rõ Tổng Thư ký NATO không có bằng chứng nào cả ngoài tuyên bố.

Nghị sỹ Nga cũng lưu ý rằng tốt hơn hết ông Anders Fogh Rasmusse nên giải thích xem tại sao tình hình Libya lại rơi vào hỗn loạn sau khi NATO tuyên bố giành chiến thắng và thiết lập "nền dân chủ" ở quốc gia này với việc lật đổ cố lãnh đạo Muammar Gaddafi năm 2011./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.