Nga cho phép doanh nghiệp Nhật đầu tư vào dự án năng lượng Sakhalin 2

Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch để Mitsui & Co. nắm 12,5% cổ phần trong công ty điều hành dự án do Nga mới thành lập vào đầu tháng Tám.
Nga cho phép doanh nghiệp Nhật đầu tư vào dự án năng lượng Sakhalin 2 ảnh 1Dự án Sakhalin 2 ở vùng Viễn Đông của Nga. (Nguồn: Shell/TTXVN)

Hãng thông tấn Tass đưa tin Chính phủ Nga ngày 30/8 đã cho phép một công ty thương mại của Nhật Bản đầu tư vào dự án năng lượng dầu khí Sakhalin 2.

Đây là một bước tiến đối với Nhật Bản trong việc đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ổn định.

Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch để Mitsui & Co. nắm 12,5% cổ phần trong công ty điều hành dự án do Nga mới thành lập vào đầu tháng Tám.

Lượng cổ phần do Mitsui nắm giữ trong công ty mới sẽ khớp với số cổ phần của Mitsui tại nhà điều hành cũ của cùng dự án.

[Tập đoàn JERA của Nhật Bản ký hợp đồng mới mua LNG từ dự án Sakhalin-2]

Mitsubishi Corp., một doanh nghiệp lớn khác của Nhật Bản nắm giữ 10% cổ phần trong công ty trước đây - cũng cho biết họ có ý định giữ cổ phần trong công ty mới.

Những động thái trên của các công ty có trụ sở tại Nhật Bản diễn ra khi nước này đặt mục tiêu đảm bảo nguồn cung LNG ổn định, giữa bối cảnh thị trường chịu nhiều gián đoạn sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Ngoài ra, dự án Sakhalin 2 chiếm khoảng 9% lượng LNG nhập khẩu của Nhật Bản - một quốc gia nghèo tài nguyên năng lượng. Do vậy, Chính phủ Nhật Bản đánh giá rất cao tầm quan trọng của dự án trên.

Nhà điều hành mới của dự án tài nguyên thiên nhiên ở vùng Viễn Đông nước Nga được thành lập vào ngày 5/8 theo một sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo các nguồn tin, công ty mới đã đưa ra các điều khoản hợp đồng tương tự như dưới thời công ty tiền nhiệm cho các nhà khai thác năng lượng.

Một chi nhánh của công ty năng lượng Nga Gazprom đang nắm cổ phần kiểm soát trong nhà điều hành mới.

Trước đây, Gazprom nắm khoảng 50% cổ phần trong nhà điều hành cũ. Con số do tập đoàn dầu khí Shell PLC của Anh nắm giữ là khoảng 27,5% trước khi họ quyết định rút lui vì căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát thành xung đột quân sự./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.