Nga để ngỏ khả năng tổ chức sớm hội nghị bộ trưởng OPEC+

Hai nguồn tin thân cận ngày 31/5 cho biết hiện Nga không phản đối việc chuyển cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC+ từ ngày 9-10/6 thành ngày 4/6.
Nga để ngỏ khả năng tổ chức sớm hội nghị bộ trưởng OPEC+ ảnh 1Một cơ sở lọc dầu ở Shuaiba, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hai nguồn tin thân cận ngày 31/5 cho biết hiện Nga không phản đối việc chuyển cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC+ từ ngày 9-10/6 thành ngày 4/6. 

Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Moskva, OPEC+ dự kiến tổ chức hội nghị trực tuyến trong 2 ngày 9-10/6 để thảo luận tình hình thị trường năng lượng và kết quả bước đầu của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tháng 4.

Theo đó, ủy ban giám sát cấp bộ trưởng OPEC+ dự kiến sẽ họp vào ngày 8/6.

Hiện một số nước thành viên không loại trừ khả năng các chỉ số giảm sản lượng dầu, đặc biệt là các chỉ số liên quan đến giai đoạn bắt đầu vào tháng 7, có thể thay đổi tại các cuộc hội đàm sắp tới. 

['Nước cờ sai lầm' của Nga trong cuộc chiến dầu mỏ]

Một nguồn tin tiết lộ đề xuất đẩy sớm thời điểm tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC+ được Bộ trưởng Năng lượng Algeria kiêm Chủ tịch Hội nghị OPEC Mohamed Arkab đưa ra.

Theo S&P Global Platts, một cuộc họp sớm hơn đồng nghĩa các nước thành viên đưa ra chương trình cung cấp dầu cho tháng 7 mà không có dữ liệu khai thác tháng 5 từ các nguồn phân tích độc lập. Hiện OPEC+ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. 

Hồi giữa tháng 4, trong bối cảnh giá dầu lao dốc và cầu giảm mạnh do đại dịch COVID-19, OPEC+ đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm ổn định thị trường.

Thỏa thuận quy định nhóm OPEC+ sẽ giảm tổng cộng 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong 2 tháng bắt đầu từ ngày 1/5, và có thể lên tới 15 triệu thùng/ngày nếu tính tới các nước khác trong Nhóm G-20./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.