Nga nỗ lực giành thị phần trên thị trường hàng không dân dụng toàn cầu

Nga đang kỳ vọng có thể vực dậy ngành hàng không dân dụng của mình, cũng như cạnh tranh với các “ông lớn” Airbus và Boeing đang chiếm lĩnh thị trường hàng không dân dụng quốc tế.
Nga nỗ lực giành thị phần trên thị trường hàng không dân dụng toàn cầu ảnh 1Máy bay MC-21 được giới thiệu tại Irkutsk, Nga ngày 8/6. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Với loại máy bay chở khách tầm trung MC-21 mới, Nga đang kỳ vọng có thể vực dậy ngành hàng không dân dụng của mình, cũng như cạnh tranh với các “ông lớn” Airbus và Boeing đang chiếm lĩnh thị trường hàng không dân dụng quốc tế.

Nhà chế tạo máy bay Irkut Corporation và công ty mẹ thuộc quản lý của nhà nước Nga United Aircraft Corporation (UAC) cho biết mẫu máy bay MC-21-300 đã thử nghiệm thành công chuyến bay kéo dài 30 phút ở độ cao 1.000m với tốc độ 300km mỗi giờ.

Theo Irkut Corporation, MC-21 có thể chở 211 hành khách và đạt tầm bay 6.000 km.

Hoạt động sản xuất máy bay MC-21 dự kiến sẽ bắt đầu trong hai năm tới. Irkut cho biết đã ký hợp đồng với nhiều hãng hàng không, trong đó có hãng hàng không hàng đầu của Nga Aeroflot, Utair và Công ty hàng không Kyrgyzstan.

Được biết, nhà chế tạo máy bay này hồi tuần trước đã nhận được 185 đơn đặt hàng cho máy bay MC-21.

[Nga bất ngờ thử nghiệm thành công dòng máy bay chở khách mới]

Trong bối cảnh bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Nga đang nỗ lực tiếp "sinh lực" cho hoạt động sản xuất công nghiệp để giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Hai “gã khổng lồ” Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu vẫn vượt xa so với các đối thủ từ Nga và Trung Quốc, với lượng đơn đặt hàng lớn hơn và nhiều công nghệ tiên tiến hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành nhận định rằng MC-21 có thể bán chạy ở Nga và một số quốc gia châu Á và Đông Âu nhờ chi phí vận hành thấp hơn.

Irkut cho biết chi phí vận hành của loại máy bay mới này thấp hơn đến 15% so với các thế hệ máy bay hiện hành./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.