Nga sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt vào ngày 21/7

“Họ (Gazprom) sẽ trở lại mức đã thấy trước ngày 11/7,” một trong những nguồn tin cho biết về khối lượng khí đốt dự kiến cung cấp qua Dòng chảy phương Bắc 1 từ ngày 21/7.
Nga sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt vào ngày 21/7 ảnh 1Đường ống dẫn khí đốt của hệ thống Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Hai nguồn thạo tin ngày 19/7 cho biết dòng khí đốt Nga cung cấp qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ được nối lại đúng lịch trình vào ngày 21/7.

Tuyến đường ống trên, cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU), đã bị tạm dừng trong 10 ngày để bảo trì thường niên từ ngày 11/7.

Trước đó trong ngày 19/7, Nhật báo Phố Wall (WSJ), dẫn lời Ủy viên Ngân sách châu Âu Johannes Hahn, cho biết Ủy ban châu Âu (EC) không trông đợi tuyến đường ống sẽ được khởi động lại sau khi bảo trì.

Theo các nguồn tin giấu tên trên, tuyến đường ống dự kiến sẽ hoạt động trở lại đúng thời hạn, nhưng với lưu lượng thấp hơn mức khoảng 160 triệu m3/ngày.

[Nga cần 1 thập kỷ để nâng mức xuất khẩu khí đốt sang châu Á bằng EU]

Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga đã giảm lưu lượng xuất khẩu khí đốt qua tuyến đường ống xuống 40% công suất vào tháng trước, với lý do chậm trễ trong việc trả lại một tuốc-bin mà Siemens Energy đang bảo dưỡng ở Canada.

“Họ (Gazprom) sẽ trở lại mức đã thấy trước ngày 11/7,” một trong những nguồn tin cho biết về khối lượng khí đốt dự kiến cung cấp qua Dòng chảy phương Bắc 1 từ ngày 21/7.

Báo Thương gia của Nga ngày 18/7, dẫn các nguồn thạo tin, cho biết Canada đã gửi tuốc-bin đến Đức bằng máy bay ngày 17/7 sau khi hoàn tất việc sửa chữa.

Một trong hai nguồn tin cho biết tuốc-bin không có khả năng được lắp đặt lại vào ngày 21/7. Gazprom đã không trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này trong ngày 19/7./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.