Nga: Thủ đô Moskva nhận được lô vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên

Ba phòng khám ngoại trú đã nhận được vắcxin sau khi đăng ký và được Bộ Y tế Nga cấp phép, sẵn sàng cho việc triển khai chương trình thử nghiệm, dự kiến bắt đầu từ tuần tới.
Nga: Thủ đô Moskva nhận được lô vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên ảnh 1Giới thiệu vắcxin Sputnik V ngừa COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 6/8/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phó Thị trưởng Moskva, bà Anastasia Rakova, ngày 4/9 cho biết một số phòng khám ngoại trú ở thủ đô Moskva, Nga, đã nhận được lô vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên.

Phát biểu với báo giới, bà Rakova cho biết ba phòng khám ngoại trú số 2, 62 và 220 đã nhận được vắcxin sau khi đăng ký và được Bộ Y tế Nga cấp phép. Hiện các cơ sở này đều đã sẵn sàng cho việc triển khai chương trình thử nghiệm, dự kiến bắt đầu từ tuần tới.

Cũng theo bà Rakova, từ ngày 4/9, người dân Moskva có thể đăng ký tham gia chương trình thử nghiệm trên và trở thành những người đầu tiên được tiêm vắcxin ngừa COVID-19.

Những người tham gia sẽ được theo dõi y tế liên tục trong sáu tháng, bao gồm cả việc sử dụng các công nghệ y tế từ xa.

Trước đó, Nga thông báo sẽ tiến hành tiêm phòng thử nghiệm vắcxin Sputnik V cho khoảng 40.000 người. Đây là vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được cấp phép.

[Nga lên kế hoạch tiêm vắcxin Sputnik-V cho hơn 40.000 người]

Trong khi đó, Viện Công nghệ của bang Paran thuộc Brazil, được biết đến với tên gọi Tecpar - cơ quan đã ký thỏa thuận sản xuất vắcxin ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga, ngày 4/9 tuyên bố kế hoạch tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba đối với 10.000 tình nguyện viên ở quốc gia Nam Mỹ này kể từ đầu năm 2021.

Ông Jorge Callado - người đứng đầu Tecpar, cho hay yêu cầu cho phép thử nghiệm sẽ được cơ quan này trên đệ trình lên cơ quan quản lý y tế ANVISA của Brazil vào cuối tháng này.

Các liều vắcxin sẽ được nhập khẩu dành cho chương trình thử nghiệm, và Tecpar dự kiến sản xuất vắcxin ngừa COVID-19 cho thị trường Brazil vào nửa cuối năm 2021./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.