Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đối mặt với với một năm "tệ hại"

Năm 2015 được dự báo là 1 năm “tệ hại” đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ bởi giá dầu thế giới thấp làm giảm lợi nhuận của ngành, nhất là của các công ty khai thác “dầu khí khó khai thác.”
Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đối mặt với với một năm "tệ hại" ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chuyên gia Grant Nuelle làm việc cho Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo năm 2015 sẽ là một năm “tệ hại” đối với ngành công nghiệp dầu mỏ nước này, bởi giá dầu thế giới thấp làm giảm lợi nhuận của ngành, nhất là của các công ty khai thác “dầu khí khó khai thác.”

Quá trình khai thác tốn kém khiến cho lĩnh vực “dầu khí khó khai thác” trở nên nhạy cảm hơn đối với sự biến động của giá dầu.

Năm 2014 doanh thu từ “dầu khí khó khai thác” sụt giảm rất lớn, khi giá dầu thế giới giảm mạnh từ hơn 100 USD/thùng hồi mùa Hè năm ngoái xuống còn khoảng 50-60 USD/thùng.

Từ năm 2008 đến 2014, lĩnh vực “dầu khí khó khai thác” là yếu tố quan trọng góp phần giúp sản lượng dầu của Mỹ tăng 80% và đạt hơn 9 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, mức tăng đó bắt đầu suy giảm từ tháng 1/2015.

Theo thống kê, sản lượng “dầu khí khó khai thác” tháng 4/2015 của Mỹ đạt 4,5 triệu thùng/ngày, gần như không thay đổi so với tháng Ba.

Hầu hết các nhà khai thác loại dầu khí kể trên của Mỹ đều không thể trụ được với mức giá dầu thấp hơn 40 USD/thùng, mặc dù họ đã và đang nỗ lực cắt giảm chi phí thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến.

Lợi nhuận eo hẹp buộc các doanh nghiệp rời khỏi thị trường hoặc điều chỉnh hoạt động sản xuất, đồng thời cắt giảm nhân lực.

Ngoài ra, xu hướng giá dầu thấp cũng khiến hoạt động đầu tư và số lượng giàn khoan dầu giảm đáng kể so với năm 2014.

Tính đến ngày 12/6, Mỹ chỉ còn 859 giàn khoan dầu, ít hơn nhiều so với con số 1,854 của năm một năm trước đó.

Dự kiến, tình trạng trên sẽ tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2016./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.