Ngày 7/4: Sàn chứng khoán trên thị trường châu Á và châu Âu khởi sắc

Thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu khởi sắc trong ngày 7/4 phần nào phản ánh tâm lý của giới đầu tư đỡ căng thẳng hơn về diễn biến của dịch bệnh COVID-19 mặc dù số ca nhiễm mới tiếp tục tăng.
Ngày 7/4: Sàn chứng khoán trên thị trường châu Á và châu Âu khởi sắc ảnh 1Giao dịch viên tại sàn giao dịch chứng khoán ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu khởi sắc trong ngày 7/4 phần nào phản ánh tâm lý của giới đầu tư đỡ căng thẳng hơn về diễn biến của dịch bệnh COVID-19 mặc dù số ca nhiễm mới tiếp tục tăng.

Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc ngày thứ 2 liên tiếp

Ngày 7/4 , một loạt chỉ số chủ chốt đồng loạt tăng điểm tại thị trường chứng khoán châu Á. Điều này phần nào phản ánh tâm lý của giới đầu tư đỡ căng thẳng hơn về diễn biến của dịch bệnh COVID-19 mặc dù số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu.

Chốt phiên giao dịch ngày 7/4 tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 tăng 2,01%, lên 18.950,18 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,96% lên 1.403,21 điểm. 

Tại Hàn Quốc, chỉ số tổng hợp KOSPI tăng 1,77% lên 1.823,60 điểm. Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trong phiên ngày 7/4 đạt 11.400 tỷ won (9,3 tỷ USD).

[Chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm mạnh nhất trong hơn 30 năm qua]

Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite tăng 1,74% lên 2.812,14 điểm.

Chỉ số Shenzhen của Hong Kong tăng 2,71% lên 10.384,43 điểm.  Chứng khoán Mumbai tăng 6%.

Khu vực ĐNA, chỉ số chứng khoán Philipines tăng 0,96% điểm, lên 3.393,05 điểm. Chứng khoán Singapore và Bangkok lần lượt tăng 3% và 5%;  Manila và Wellington cũng trong vùng tăng điểm 

Thị trường chứng khoán châu Âu: Sắc xanh cùng tràn ngập 

Trong phiên mở cửa ngày 7/4 với màu xanh hầu hết. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng tới 3% lên 5.571,09 điểm dù Chính phủ Anh thông báo Thủ tướng Boris Johnson đã nhập viện và được chăm sóc đặc biệt do mắc bệnh COVID-19.

Trong khi đó, chỉ số DAX của Đức tăng 3,7% lên 10.445,50 điểm và CAC của Pháp tăng 3,2% lên 4.485,32 điểm. 

Thị trường tiền tệ và trái phiếu hầu như không có sự thay đổi lớn do xuất hiện nhiều lo ngại trước nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát liên quan tới các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ quá sớm cũng như những cảnh báo về kinh tế tuột dốc.

Đồng dollar Australia (AUD) tăng lên mức cao nhất trong tuần so với đồng USD với tỷ giá quy đổi 1 AUD/0,618 USD.

Đồng dollar New Zealand (NZD) cũng tăng 1,6% lên mức quy đổi 1 NZD/0,5988 USD. Trong khi đó, đồng yen Nhật Bản giảm 0,17% so với đồng bạc xanh xuống còn 108,80 yen/USD.

Chuyên gia Jeffrey Halley của công ty môi giới đầu tư OANDA cho biết tốc độ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong giảm ở các tâm dịch COVID-19 tại châu Âu và Mỹ đã khiến tâm lý thị trường lạc quan hơn rằng dịch bệnh đang đạt đỉnh.

Ông Halley cho rằng dù điều này có là thực tế hay không, một thị trường đang “khát” những tin tức tốt lành đều đón nhận nó như một tín hiệu khởi sắc và giúp thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ.

Thêm vào đó, những thông tin về các biện pháp mới hỗ trợ các nền kinh tế trên thế giới, bao gồm một gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD ở Nhật Bản và các động thái của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cũng làm nhà đầu tư lạc quan.

Các nguồn thạo tin cũng cho hay giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng đang xây dựng kế hoạch giải cứu các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, mặc dù không phải ở cấp độ mà Italy và Tây Ban Nha kêu gọi.

Dự kiến, các bộ trưởng tài chính của khối sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến vào ngày 7/4 (theo giờ địa phương).

Tại cuộc họp, giới chức EU nhiều khả năng sẽ đồng ý sử dụng quỹ cứu trợ trị giá 443 tỷ USD của khu vực, nhưng sẽ không chấp nhận đề xuất phát hành "trái phiếu Corona."

Tại Việt Nam, đóng cửa phiên ngày 7/4, chỉ số VN-Index tăng 1,35% (9,94 điểm) lên 746,69 điểm.

Khối lượng giao dịch đạt hơn 292 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.776,512 tỷ đồng.

Toàn sàn có tới 200 mã tăng giá, 153 mã giảm giá và 68 mã đứng giá./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục