Nghiên cứu mới về sức mạnh hệ thống phòng không của Nga

Các nước thành viên NATO có khoảng 1.900 tiêm kích và cường kích. Chỉ 100 chiếc trong số này là F-35,mặc dù trang bị thiết bị điện tử và vũ khí hiện đại, chúng khó có khả năng tránh được radar của Nga
Nghiên cứu mới về sức mạnh hệ thống phòng không của Nga ảnh 1Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga (Ảnh: EPA-EFE/TTXVN)

Một nghiên cứu của Trung tâm phân tích RAND ở California (Mỹ) mới đây cho thấy khả năng tàng hình của lực lượng không quân Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng cao, song không đủ số máy bay chiến đấu có thể tránh các trạm radar, và khó có thể thoát khỏi các hệ thống phòng không của Nga. 

Tổng cộng, các nước thành viên NATO có khoảng 1.900 tiêm kích và cường kích. Chỉ 100 chiếc trong số này là F-35 - máy bay đa năng tàng hình thế hệ thứ 5 mới nhất. Hầu hết máy bay đều là thế hệ thứ 4, và mặc dù trang bị thiết bị điện tử và vũ khí hiện đại, chúng khó có khả năng tránh được radar của đối phương.

Nghiên cứu cho hay: “Thậm chí chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 tốt nhất - Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale của Pháp – cũng dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và S-400 của Nga, vốn có thể bắn hạ máy bay địch cách xa hàng trăm dặm”.

[Mỹ chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 của Nga]

Các nhà phân tích cho rằng nếu các máy bay này được điều vào khu vực phòng thủ của Nga, thì lực lượng không quân châu Âu sẽ bị "suy kiệt tới mức không thể chấp nhận được".

Các chuyên gia nhận định: "Những ngày đầu tiên trong cuộc xung đột với Nga sẽ đặt ra câu hỏi về khả năng của NATO trong việc chống chọi với các hệ thống phòng không của đối phương và hạn chế khả năng của các lực lượng bộ binh chiếm lãnh thổ của liên minh”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng F-35 có thể bay mà không bị các hệ thống phòng không Nga phát hiện và tiêu diệt. Báo cáo nghiên cứu viết: "Kế hoạch mua máy bay thế hệ thứ 5... về cơ bản có thể thay đổi chiến thuật của NATO trong các hoạt động không quân"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.