Người Mỹ tiếp tục coi Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu

Viện điều tra thăm dò ý kiến Gallup (Mỹ) ngày 22/2 công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy người Mỹ tiếp tục coi Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Người Mỹ tiếp tục coi Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu ảnh 1(Nguồn: Reuters)

THX đưa tin, Viện điều tra thăm dò ý kiến Gallup (Mỹ) ngày 22/2 công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy người Mỹ tiếp tục coi Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Cuộc thăm dò, được tiến hành từ ngày 3-7/2 vừa qua, cho thấy 50% người Mỹ coi Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu, so với con số 37% người được hỏi cho rằng Mỹ là nước giữ ngôi vị này.

Theo Gallup, trong năm 2000, khi nền kinh tế Mỹ bùng nổ, gần 2/3 người Mỹ coi nước họ là cường quốc kinh tế toàn cầu. Nhật Bản được coi là nền kinh tế lớn thứ hai với 16% và Trung Quốc ở vị trí thứ 3 với 10%.

Tuy nhiên, trong cuộc thăm dò tiếp theo của Gallup vào tháng 2/2008 - khi Mỹ đang rơi vào cuộc suy thoái và nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức gần 10%/năm, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ với 40% trong khi Washington chỉ giành được 33%.

Tới năm 2011, đa số người trưởng thành ở Mỹ cho rằng Trung Quốc là nền kinh tế số 1 thế giới.

Gallup cho rằng để chỉ ra Trung Quốc hay Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới không hoàn toàn khó khăn lắm.

Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy Tổng sản phẩm quốc hội (GDP) của Mỹ trong năm 2014 đạt 17.348 tỷ USD trong khi Viện thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết GDP của nước này trong cùng năm 2014 đạt 63.591 tỷ nhân dân tệ (9.740 tỷ USD).

Mặc dù GDP của Trung Quốc hiện chiếm hơn nửa của Mỹ, song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã tuyên bố Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất căn cứ vào sức mua.

Trong khi đó, Gallup phát hiện rằng ngày càng có nhiều người Mỹ dự đoán nước này sẽ là nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 20 năm nữa./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.