Người tị nạn nhận được sự hỗ trợ khác nhau từ các nước châu Âu

Trong thời gian chờ đợi được chấp thuận, người xin tị nạn ở các nước Liên minh châu Âu (EU) khác nhau sẽ nhận được những sự hỗ trợ khác nhau từ các nước đó.
Người tị nạn nhận được sự hỗ trợ khác nhau từ các nước châu Âu ảnh 1Người tị nạn ở châu Âu. (Nguồn: AFP)

Người tị nạn đang đổ ngày càng nhiều vào các nước châu Âu với hy vọng tìm kiếm một cuộc sống mới. Tuy nhiên, không phải tất cả đơn xin tị nạn đều được chấp nhận. Trong thời gian chờ đợi được chấp thuận, người xin tị nạn ở các nước Liên minh châu Âu (EU) khác nhau sẽ nhận được những sự hỗ trợ khác nhau từ các nước đó.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trong khi một số nước chi trả tiền ăn ở và cấp cho người tị nạn một khoản tiền sinh hoạt nhất định thì ở nhiều nước khác, người tị nạn hầu như không được trợ cấp gì. Đức hỗ trợ nơi ở và cấp một khoản tiền hàng tháng lên tới 359 euro/người, trong khi tại Hy Lạp, người tị nạn chỉ được các tổ chức cứu trợ cung cấp quần áo, đồ ăn uống mà không có tiền trợ cấp. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người tị nạn cũng không được cấp tiền tiêu, song việc ăn ở có thể được đảm bảo trong các trại tị nạn.

Tại Anh, người tị nạn nhận được hàng tuần 50 euro/người bên cạnh việc hỗ trợ về chỗ ở. Trong khi đó tại Pháp, nhà nước hỗ trợ người tị nạn 340,5 euro/tháng, song họ phải trả tiền cho việc ăn ở và áo quần.

Quốc gia được coi là hỗ trợ người tị nạn cao nhất là Đan Mạch với mức tối đa hàng tháng lên tới 800 euro/người ngoài việc cung cấp miễn phí chỗ ở. Tại Italy, người tị nạn chỉ nhận được tiền tiêu vặt 2,5 euro/ngày và 35 euro/ngày cho việc thuê chỗ ở và các khoản chi khác.

Việc Đức hỗ trợ tương đối cao cho người tị nạn cũng là một trong số nguyên nhân dẫn tới làn sóng người di cư đổ tới Đức tăng cao như hiện nay. Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây tuyên bố có thể xem xét lại việc hỗ trợ này, trong đó có thể giảm tiền mặt và chuyển sang hỗ trợ bằng hiện vật cho người tị nạn./.|

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.