Nhà máy sợi lông cừu Đà Lạt xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Nhật

Sau lô hàng đầu tiên sang Nhật, dự kiến đến cuối năm 2019, Nhà máy Kéo sợi len lông cừu Đà Lạt sẽ xuất khẩu 300 tấn sợi ra thị trường nước ngoài.
Nhà máy sợi lông cừu Đà Lạt xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Nhật ảnh 1Công nhân Nhà máy kéo sợi lông cừu Đà Lạt bên dây chuyền sản xuất sợi lông cừu bằng nguyên liệu sợi tự nhiên nhập khẩu. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Sau hơn một năm xây dựng và đi vào hoạt động, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sợi Đà Lạt (có nhà máy sản xuất sợi lông cừu tại xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) vừa xuất khẩu 4 tấn sợi lông cừu sang Nhật Bản.

Đây là đợt xuất khẩu sợi lông cừu đầu tiên của công ty này.

Dự kiến đến cuối năm 2019, Nhà máy Kéo sợi len lông cừu Đà Lạt sẽ xuất khẩu 300 tấn sợi ra thị trường nước ngoài.

[Xây dựng nhà máy kéo sợi len lông cừu 50 triệu USD ở Đà Lạt]

Sản phẩm xuất khẩu là sợi len lông cừu tự nhiên được dệt từ lông cừu nguyên liệu nhập khẩu.

Theo tính toán, 90% sợi len lông cừu thành phẩm từ Đà Lạt sẽ được xuất khẩu bán cho các công ty dệt may lớn trên thế giới. Phần còn lại phục vụ cho ngành may mặc tại Việt Nam. Đặc biệt là những công ty sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp đang tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Nhà máy kéo sợi len lông cừu được Công ty trách nhiệm hữu hạn Sợi Đà Lạt khởi công xây dựng từ tháng 6/2018. Nhà máy này có công suất thiết kế khoảng 4.000 tấn sợi/năm, doanh thu dự kiến từ 100-120 triệu USD/năm.

Đây là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Südwolle (Cộng hòa Liên bang Đức) và Công ty cổ phần Dệt May Liên Phương (Thành phố Hồ Chí Minh) với tổng mức đầu từ gần 50 triệu USD.

Ngoài chức năng sản xuất, nhà máy sẽ mở cửa để du khách tham quan toàn bộ các công đoạn sản xuất sợi từ lông cừu tự nhiên.

Khi đi vào hoạt động, dự án cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương với nhu cầu sử dụng lao động lên đến 400 người./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.