Nhân tố quan trọng quyết định Hiệp định FTA EU và Australia

Điều kiện tiên quyết cho bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào giữa Liên minh châu Âu (EU) và Australia là Canberra phải thực hiện cam kết về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhân tố quan trọng quyết định Hiệp định FTA EU và Australia ảnh 1Khói mù bao phủ tại Sydney, Australia ngày 21/10/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Australia, điều kiện tiên quyết cho bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào giữa Liên minh châu Âu (EU) và Australia là Canberra phải thực hiện cam kết về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Thành viên thuộc Ủy ban thương mại của Nghị viện châu Âu Sorin Moisa đã đưa ra tuyên bố trên ngày 1/11 trong chuyến công du tới Australia để xem xét về một FTA đang trong giai đoạn đàm phán giữa EU và Australia.

Ông Moisa cho biết các nghị sỹ châu Âu hiểu rằng những cam kết cắt giảm khí thải của Canberra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là "vấn đề nóng hổi" ở Australia và hiệp định này rất quan trọng đối với châu Âu.

Ông cho biết điều kiện tiên quyết để ký bất kỳ FTA nào với EU là các quốc gia đối tác phải tôn trọng và thực hiện các cam kết về cắt giảm lượng khí thải, một trong những nguyên nhân khiến Trái Đất ấm lên.

[Các bộ trưởng EU nhất trí về mức cắt giảm khí thải xe ôtô]

Ông Moisa nhận định rằng Australia đã có sự đồng thuận về các cam kết cắt giảm khí thải, đồng thời bày tỏ hy vọng sự đồng thuận này không những tồn tại mà còn được củng cố trong cuộc bầu cử liên bang tới.

Ngày 12/9, Thủ tướng đương nhiệm của Australia Scott Morrison tuyên bố tiếp tục theo đuổi thỏa thuận Paris và cam kết giảm lượng khí thải xuống 26% như mức của năm 2005.

Tuy nhiên, ông Morrison đang chịu áp lực từ nội bộ đảng Tự do cầm quyền đòi rút khỏi thỏa thuận này.

Ngày 30/10, Quỹ Bảo tồn Australia (ACF) vận động một chiến dịch vận động tranh cử để biến cuộc bầu cử liên bang lần thứ 4 tới trở thành một trận chiến của chính sách khí hậu.

Theo Giám đốc điều hành ACF Kelly O’Shanassy, nếu Australia tiếp tục sử dụng than và khí đốt trong nhiều thập kỷ tới, nước này sẽ không thể đạt được mục tiêu cắt giảm 1/3 lượng khí thải carbon dioxide (CO2) cần thiết nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới ngưỡng 1,5 độ C đến năm 2020.

Trong khi đó, ông Morrison bày tỏ tin tưởng rằng Australia sẽ từng bước sẽ đáp ứng được mục tiêu đề ra trong hiệp định Paris về biến đối khí hậu Tuy nhiên, các mô hình phân tích khí hậu gần đây cho thấy lượng khí thải tại Australia đang có xu hướng gia tăng trở lại./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.