Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm, cả nước đã chi 46,62 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa các loại, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 39,3%.
Về cơ cấu hàng hóa, theo đại diện Bộ Công Thương, nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu sản xuất (nhóm hàng cần nhập khẩu) chiếm 88,4%, ước đạt 41,2 tỷ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2022.
[Nhiều mặt hàng 'nhóm tỷ USD' đi xuống, xuất khẩu khối FDI giảm 6,6%]
Trong số đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch giảm mạnh, đơn cử: Máy tính và linh kiện điện tử ước đạt 12,76 tỷ USD, giảm 8,3%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,53 tỷ USD, giảm 21,8%; Vải các loại đạt 1,64 tỷ USD, giảm 30,3%...
Tuy vậy, xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh về lượng (đạt 1,92 triệu tấn, tăng 43,1%) và về trị giá (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 56,3%). Nhập khẩu dầu thô đạt 1,1 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần về lượng và 2,1 lần về trị giá...
Đại diện Petrolimex cho biết từ ngày 20/1 đến 21/2, đơn vị này đã nhập khẩu 168.596 m3 xăng, 162.308 m3 diesel và 24.931 m3 dầu mazut để cung ứng ra thị trường.
Trong khi đó, lượng nhập từ các nhà máy lọc dầu trong nước đối với xăng là 284.369 m3, dầu diesel là 245.619 m3 và dầu hỏa là 1.651 m3.
Lượng xuất bán nội địa của Petrolimex trong thời gian trên đối với xăng là 435.800 m3; Dầu diesel là 344.935 m3; Dầu hỏa là 1.961 m3 và Dầu mazut là 18.171 m3.
- Nhập khẩu xăng dầu, dầu thô và một số sản phẩm hóa chất: