Nhật Bản cho nghiên cứu cấy ghép tế bào gốc của người vào động vật

Nhật Bản đã "bật đèn xanh" cho nghiên cứu gây tranh cãi liên quan đến việc cấy ghép tế bào gốc của người vào động vật, có thể giúp nuôi dưỡng các cơ quan của người bên trong vật chủ là các con vật.
Nhật Bản cho nghiên cứu cấy ghép tế bào gốc của người vào động vật ảnh 1(Nguồn: dailysabah)

Nhật Bản đã "bật đèn xanh" cho tiến trình nghiên cứu gây tranh cãi liên quan đến việc cấy ghép tế bào gốc của người vào động vật, có thể giúp nuôi dưỡng các cơ quan của người bên trong vật chủ là các con vật.

Theo hãng tin AFP của Pháp, quyết định được Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đưa ra ngày 1/3 đã đảo ngược các nguyên tắc của bộ này.

Trước đây, Nhật Bản yêu cầu các nhà nghiên cứu dừng việc ghép phôi động vật với các tế bào gốc sau 14 ngày thực hiện do những lo ngại về đạo đức liên quan đến ranh giới mơ hồ giữa người và động vật.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng không được phép cấy phôi vào tử cung động vật để nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đã bỏ cả 2 quy định trên sau khi nhận thấy không có nguy cơ nào đối với việc tạo ra một cơ quan mới pha trộn các yếu tố động vật và con người. Do đó, các nhà nghiên cứu Nhật Bản hiện có thể xin giấy phép để thực hiện các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật này.

[Nhật Bản: Loài thảo dược Ashitaba có chứa tinh chất chống lão hóa]

Tiến trình trên bao gồm việc đưa các tế bào gốc iPS vào các phôi thai động vật để những tế bào này phát triển thành các bộ phận cơ thể người có thể cấy ghép.

Với quy định mới, các nhà nghiên cứu được phép tạo ra các phôi động vật có tuyến tụy của người và cấy phôi này vào tử cung của lợn.

Về lý thuyết, việc này sẽ cho ra đời một con lợn con có tuyến tụy của người. Trên thực tế, tại những nơi nghiên cứu được thực hiện, các phôi này đã bị hủy trước khi đưa đi cấy ghép, nhằm tránh các vấn đề đạo đức gai góc do việc tạo ra các sinh vật có thể chứa cả tế bào động vật và con người.

Dẫu vậy, việc không đủ các bộ phận cơ thể người phục vụ cấy ghép khiến các nhà khoa học trên thế giới đang phải chaỵ đua nhằm tạo ra các phôi trộn lẫn tế bào của người và động vật./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.