Nhật Bản đề cập về khả năng nước Anh tham gia CPTPP

Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản về CPTPP, vừa khuyến cáo rằng sẽ tốt hơn cho nước Anh nếu quốc gia này tham gia CPTPP, hơn là tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương riêng với Nhật Bản.
Nhật Bản đề cập về khả năng nước Anh tham gia CPTPP ảnh 1Ông Kazuyoshi Umemoto, trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản về CPTPP. (Nguồn: Reuters)

Tờ Financial Times ngày 20/2 đưa tin ông Kazuyoshi Umemoto, trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản về CPTPP, vừa khuyến cáo rằng sẽ tốt hơn cho nước Anh nếu quốc gia này tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hơn là tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương riêng với Nhật Bản.

Tuy nhiên, ông Umemoto khẳng định "hiệp định thương mại song phương Anh-Nhật là một ý tưởng và việc nước Anh tham gia CPTPP là một ý tưởng khác."

Các quan chức Vương quốc Anh từng bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập khối CPTPP sau khi nước này rời EU.

Trong khi đó, khi đến thăm Nhật hồi tháng 8/2017, Thủ tướng Theresa May đã tìm cách thúc đẩy thỏa thuận thương mại song phương Anh-Nhật thời hậu Brexit dựa trên thỏa thuận thương mại hiện nay giữa Nhật Bản và EU.

[Vương quốc Anh cân nhắc khả năng tham gia CPTPP thời hậu Brexit]

Tuy nhiên, ông Umemoto cho rằng hiện giờ còn quá sớm để biết được quyết định của nước Anh về việc có tham gia CPTPP hay không vì khả năng London ký các hiệp định thương mại với các nước còn tùy thuộc vào tương lai quan hệ của nước Anh với thị trường đơn nhất EU và liên minh thuế quan EU.

CPTPP là một hệ thống mở, bất cứ nước nào tuân theo những quy định của thỏa thuận này đều được hoan nghênh chào đón để trở thành thành viên của khối. CPTPP hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận giữa các nước thành viên.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, ông Kazuyoshi Umemoto là người được cho là dẫn dắt các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên để khôi phục lại tiến trình củaTPP, có tên gọi mới là CPTPP - hiện gồm Nhật Bản, Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.