Nhật Bản, EU nhất trí đi đầu về trật tự kinh tế tự do và công bằng

Nhật Bản-EU nhất trí với tư cách là những đối tác chiến lược có chung các giá trị cơ bản và đều theo đuổi thương mại tự do, sẽ đi đầu một trật tự kinh tế tự do và công bằng tại cộng đồng quốc tế...
Nhật Bản, EU nhất trí đi đầu về trật tự kinh tế tự do và công bằng ảnh 1(Nguồn: kyodonews.net)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) vừa nhất trí đi đầu về trật tự kinh tế tự do và công bằng trên thế giới.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết tại cuộc đối thoại kinh tế cấp cao Nhật Bản-EU lần thứ 2, hai bên nhất trí rằng điều quan trọng là “Nhật Bản và EU, với tư cách là những đối tác chiến lược có chung các giá trị cơ bản và đều theo đuổi thương mại tự do, sẽ đi đầu một trật tự kinh tế tự do và công bằng tại cộng đồng quốc tế vào thời điểm trật tự quốc tế đang bị thách thức.”

Cuộc đối thoại này được tổ chức trực tuyến vào tối 25/10, với sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Yasutoshi Nishimura của Nhật Bản và Ủy viên Thương mại Valdis Dombrovskis và Ủy viên Dịch vụ Tài chính Mairead McGuiness của EU.

[Nhật Bản thâm hụt thương mại cao kỷ lục trong nửa đầu tài khóa 2022]

Hãng tin Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Nishimura phát biểu tại cuộc đối thoại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Nhật Bản và EU cùng nhau đối phó với “các âm mưu sử dụng sức mạnh kinh tế để áp bức nhằm đạt được các lợi ích riêng” và đối phó với “các biện pháp gây méo mó thị trường như trợ cấp mờ ám cho các ngành.”

Trong khi đó, Bộ trưởng Hayashi lại nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy “tài trợ phát triển “minh bạch và công bằng.

Theo hãng tin Kyodo, cũng tại cuộc đối thoại này, hai bên chia sẻ tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn cung năng lượng và lương thực ổn định.

Nhật Bản và EU đã tổ chức đối thoại kinh tế cấp cao theo mô hình 2+2 lần đầu tiên vào tháng 10/2018. Tại đó, hai bên đã thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản-EU và hiệp định này đã bắt đầu có hiệu lực từ năm 2019./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.