Nhật Bản hỗ trợ các nước ASEAN áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sẽ hỗ trợ các nước ASEAN xây dựng và áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng.
Nhật Bản hỗ trợ các nước ASEAN áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng ảnh 1

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sẽ hỗ trợ các nước ASEAN xây dựng và áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng.

Đây là nỗ lực nhằm tạo thuận lợi huy động vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực Đông Nam Á sau khi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) có hiệu lực.

Trong giai đoạn đầu, Nhật Bản sẽ cử các chuyên gia tới các nước ASEAN để hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ hợp tác, hỗ trợ mở các nhóm nghiên cứu tại các nước.

Mục tiêu của Nhật Bản là trong vài năm sẽ hoàn thiện chế độ bảo lãnh tín dụng tại ASEAN mà các các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có thể sử dụng.

Trong tương lai, Nhật Bản sẽ hỗ trợ các nỗ lực tạo môi trường cho phép toàn khu vực ASEAN có thể áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng tương tự như chế độ của Nhật Bản.

Trong cuộc họp cấp chuyên viên ASEAN tháng 11/2015, các nước thành viên đã nhất trí áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng theo từng giai đoạn.

Trong năm 2016, các nước ASEAN và Nhật Bản sẽ hợp tác tiến hành điều tra tình hình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khối ASEAN.

Cơ sở dữ liệu thông tin tài chính của các doanh nghiệp vừa nhỏ sẽ được hoàn thiện để hiệp hội bảo lãnh tín dụng và các cơ quan tài chính có thể đánh giá khách quan những rủi ro tín dụng sẽ là tiền đề thúc đẩy áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng.

Sau khi các nước tham gia đàm phán TPP đạt được thỏa thuận cơ bản hồi tháng 10/2015, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã xây dựng chính sách thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này đẩy mạnh đầu tư và phát triển mạng lưới kinh doanh ra nước ngoài.

ASEAN là khu vực kinh tế phát triển năng động và mạnh mẽ, do đó cũng là điểm đến mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản chọn để đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

Tuy nhiên, do quá trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu tại ASEAN còn chậm nên một số nước vẫn chưa thể áp dụng chế độ bảo lãnh tín dụng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.