Nhật Bản, Mỹ bắt đầu đàm phán vòng thứ 2 về TPP

Các quan chức Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu tiến hành vòng 2 đàm phán tự do thương mại về ngành chế tạo ôtô và những rào cản thương mại.
Ngày 30/9, tại Tokyo, các quan chức Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầutiến hành vòng 2 đàm phán tự do thương mại về ngành chế tạo ôtô vànhững rào cản thương mại trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về Hiệp địnhĐối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong vòng đàm phán kéodài 2 ngày này, đại diện hai bên sẽ thảo luận một loạt vấn đề liên quanđến ngành sản xuất ô tô và hàng rào phi thuế quan trong chín khu vực nhưbảo hiểm, tài sản trí tuệ và đầu tư.

Trước đó, trong vòng đàm phán đầutiên diễn ra vào tháng Tám, Tokyo và Washington đã không đạt được thỏathuận do không tìm ra điểm chung. Việc tiến hành đối thoại song phươngnày vốn là do Mỹ yêu cầu nhằm mở rộng việc khai thác thị trường NhậtBản, thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thống nhất trongngành chế tạo ô tô cùng nhiều biện pháp khác.

Các thỏa thuận đạt đượctrong các cuộc đàm phán song phương liên quan đến ngành chế tạo ô tô sẽđược phản ánh trong các cuộc đàm phán về TPP, trong khi các biện phápbãi bỏ thuế quan sẽ được bổ sung bởi mỗi nước.

Các nướctham gia đàm phán TPP, trong đó có Nhật Bản và Mỹ, đang lên kế hoạch đạtđược một thỏa thuận cơ bản tại hội nghị thượng định dự kiến diễn rangày 8/10 tại Bali, Indonesia, nhằm mở đường cho việc ký kết TPP vàocuối năm nay.

Theo kế hoạch, 12 nước tham gia đàm phán TPP- gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, NewZealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, sẽ đạt sự thống nhất rộngrãi về TPP vào tháng 10 tới và ký hiệp định vào cuối năm nay.

Nếu đượcthành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhấtthế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% Tổng sản phẩm quốcnội (GDP) của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.

Saukhi được thành lập, TPP sẽ được mở rộng theo từng giai đoạn để thúc đẩyhội nhập kinh tế sâu rộng hơn, hướng tới việc thành lập Khu vực Thươngmại Tự do (FTA) châu Á-Thái Bình Dương./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.