Nhật Bản sẽ xây dựng nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất nước

Nhật Bản sẽ tiến hành xây dựng nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất nước với 920.000 tấm thu năng lượng cùng với công suất 230 MW, trải dài trên 265 héc ta tại thành phố Setouchi, tỉnh Okayama.
Nhật Bản sẽ xây dựng nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất nước ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: eco.on.ca)

Nhật Bản sẽ tiến hành xây dựng nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất nước với 920.000 tấm thu năng lượng cùng với công suất 230 MW, trải dài trên 265 héc ta tại thành phố Setouchi, tỉnh Okayama.

Với kinh phí lên tới 110 tỷ yen (956,5 triệu USD), dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018 và nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động trong nửa đầu năm 2019.

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp Nhật Bản, năm 2013, sản lượng điện Mặt Trời đạt 5.000 MW, tăng 150% so với năm 2012, đưa Nhật Bản trở thành nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng khuyến khích xây dựng các căn nhà năng lượng Mặt Trời, thiết kế mái nhà lắp đặt các tấm thu năng lượng Mặt Trời, với mức trợ cấp 450.000 yen (3,926 USD) từ chính phủ và các khoản hỗ trợ khác của chính quyền địa phương.

Năng lượng hạt nhân cũng là nguồn cung điện quan trọng đối với Nhật Bản. Hiện nay, các lò phản ứng hạt nhân đã đóng cửa sau thảm họa tại nhà máy Fukushima Số 1 vào tháng 3/2011. Nếu được tái khởi động, các lò phản ứng này cũng đáp ứng được gần 19,5% nguồn cung năng lượng của Nhật Bản.

Bộ Công nghiệp Nhật Bản đã quyết định xây dựng các tuốc bin gió thả nổi ở ngoài khơi tỉnh Fukushima với kỳ vọng đây sẽ là “trạm phong điện” lớn nhất thế giới, với mục tiêu sản xuất 1.000 MW điện/giờ, và tạo được 4.000 việc làm. Các tuốc bin gió này bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2013.

Năng lượng sinh học cũng là giải pháp chính cho tình trạng thiếu hụt nguồn năng lượng hiện nay của Nhật Bản. Trong bối cảnh thế giới thiếu thực phẩm nghiêm trọng, thay vì sử dụng ngô và đậu tương như nhiều quốc gia khác, Nhật Bản sử dụng hydrocarbon trong vi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học. Loại nhiên liệu này đã được sử dụng đối với xe buýt trong tháng 7/ 2014 và dự kiến sẽ được dùng trong nhiên liệu máy bay trong tương lai gần.

Theo báo cáo của Fuji Keizai, tổ chức nghiên cứu thị trường – công nghiệp, những năm gần đây, thị trường nhiên liệu sinh học của Nhật Bản khởi sắc, và dự kiến thu về 176,6 tỷ yen (1,54 tỷ USD) vào năm 2015.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng với sự phát triển của công nghệ nhiên liệu sinh học cũng như tính ưu việt về chi phí sản xuất và độ thân thiện với môi trường, thị trường nhiên liệu sinh học của Nhật Bản hứa hẹn sẽ“bùng nổ”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.