Nhật Bản và Mỹ chưa tìm được tiếng nói chung về thương mại

Nhật kêu gọi Mỹ trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Mỹ lại muốn thúc đẩy thỏa thuận song phương.
Nhật Bản và Mỹ chưa tìm được tiếng nói chung về thương mại ảnh 1Ôtô của Tập đoàn Toyota được bày bán tại California, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tại vòng đàm phán thương mại cấp bộ trưởng Mỹ-Nhật Bản lần đầu tiên, diễn ra tại Washington ngày 9/8, hai bên vẫn bất đồng về chính sách thương mại.

Trong khi Tokyo kêu gọi Mỹ trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Washington muốn thúc đẩy thỏa thuận thương mại song phương. 

Trong phiên họp với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Chính sách kinh tế và Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết Nhật Bản tin rằng CPTPP là thỏa thuận thương mại tốt nhất cho hai nước.

Về phần mình, ông Lighthizer khẳng định Washington muốn thúc đẩy các cuộc thương lượng thương mại song phương với Tokyo.

Bộ trưởng Motegi không nói rõ liệu ông Lighthizer có thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản hay không, hoặc có yêu cầu phía Nhật Bản mở cửa hơn nữa các thị trường nông nghiệp và xe ôtô nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ hay không.

Theo kế hoạch, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán trong ngày 10/8.

[Nhật Bản và Mỹ chưa tìm được tiếng nói chung về thương mại]

Các vòng đàm phán nói trên diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp đặt thuế bổ sung, lên tới 25%, đối với linh kiện ôtô và xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc. Khi đó, mức thuế mới sẽ tác động đáng kể tới các nhà xuất khẩu ôtô lớn như Nhật Bản.

Thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Mỹ với Nhật Bản đã lên tới 68,85 tỷ USD trong năm 2017, mức cao thứ ba trong số các nước có thâm hụt thương mại với Mỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.