Hủy bay vì tro bụi

Nhiều chuyến bay bị hủy vì tro bụi núi lửa Iceland

Hàng trăm chuyến bay bị hủy bỏ sau khi tro bụi từ núi lửa ở Iceland bủa vây không phận nước Anh và di chuyển về phía Bắc châu Âu.
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy bỏ khiến hàng nghìn hành khách mắc kẹt tại sânbay, sau khi tro bụi từ núi lửa Grimsvoetn ở Iceland bủa vây không phận nước Anhvà tiếp tục di chuyển về phía Bắc châu Âu.

Tổ chức Kiểm soát vận tải hàng không châu Âu (Eurocontrol) cho biết gần 500chuyến bay trong tổng số 29.000 chuyến bay dự kiến thực hiện trong ngày 24/5trên khắp châu Âu, đã bị hủy bỏ.

Công ty vận tải hàng không British Airways (BA) đứng đầu trong danh sách nhữngcông ty có số chuyến bay bị hủy bỏ nhiều nhất và thứ tự tiếp theo là Công ty vậntải hàng không KLM của Hà Lan và một số công ty vận tại hàng không của Iceland.

Ngoài ra, nhiều chuyến bay ở Na Uy, Đan Mạch cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Eurocontrol cảnh báo tro bụi từ núi lửa Grimsvoetn rất có thể lan rộng đến phíaNam của Thụy Điển vào ngày 25/5, thời điểm mà quyết định của Cơ quan an toànhàng không Đức (DFS) đóng cửa các sân bay ở miền Bắc nước này chính thức có hiệulực.

Mặc dù vậy, theo ông Siim Kallas, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách Giaothông, tro bụi từ núi lửa Grimsvoetn khó có thể lan rộng và khiến ngành vận tảihàng không châu Âu rơi vào tình trạng tê liệt kéo dài như từng xảy ra vào nămngoái khi núi lửa Eyjafjoell ở Iceland phun trào.

Cùng ngày, Cơ quan khí tượng của Iceland cho biết hoạt động của núi lửaGrimsvoetn đã chậm lại, trong khi đó một quan chức Văn phòng chống khủng hoảngcủa nước này cũng khẳng định cột tro bụi, khói và hơi nước đã giảm xuống còn 2kmtừ mức đỉnh cao 20km.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) lên tiếng chỉ trích chính quyền cácnước châu Âu đã đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau về mật độ tro trong không khí,trước khi quyết định cho phép hủy chuyến bay.

IATA kêu gọi các nước ở lục địa già cần phối hợp vấn đề này tốt hơn nhằm giảmthiểu thiệt hại cho các công ty vận tải hàng không do núi lửa ở Iceland gâyra./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.