Nhiều hãng hàng không Hàn Quốc dừng khai thác đường bay tới Nhật Bản

Korean Air đang xem xét phương án dừng đường bay Busan-Sapporo từ trung tuần tháng 9, và chuyển sang dùng loại máy bay cỡ nhỏ hơn với các đường bay còn lại tới Nhật Bản.
Nhiều hãng hàng không Hàn Quốc dừng khai thác đường bay tới Nhật Bản ảnh 1Máy bay của hãng hàng không Asiana Airlines. (Nguồn: ajudaily.com)

Trong thời gian từ ngày 23/8-26/10 tới, hãng hàng không Asiana Airlines của Hàn Quốc sẽ tạm dừng khai thác đường bay kết nối thành phố Busan của Hàn Quốc với Okinawa của Nhật Bản.

Hiện tại, hãng này đang khai thác ba chuyến một tuần, sử dụng loại máy bay Airbus A320 160 ghế.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong tuyên bố ngày 7/8, Asiana giải thích đã ra quyết định điều chỉnh về nguồn cung theo nhu cầu hành khách hiện tại.

Trước đó, hãng này từng công bố bắt đầu từ trung tuần tháng 9 tới sẽ đổi sang sử dụng các loại máy bay ít chỗ ngồi hơn với các đường bay xuất phát từ Seoul đi Fukuoka, Osaka, Okinawa.

[Lượng du khách Hàn Quốc tới Nhật Bản bất ngờ giảm mạnh]

Không chỉ Asiana, phần lớn các hãng hàng không Hàn Quốc đều đang có sự điều chỉnh về đường bay tới Nhật Bản.

Hãng hàng không quốc gia Korean Air đang xem xét phương án dừng đường bay Busan-Sapporo từ trung tuần tháng 9, và chuyển sang dùng loại máy bay cỡ nhỏ hơn với các đường bay còn lại tới Nhật Bản.

Hãng hàng không giá rẻ như T'way Air cũng đang cắt giảm đường bay sang Nhật Bản. Từ ngày 24/7, hãng này đã dừng đường bay Muan-Oita, và có kế hoạch đóng băng đường bay định kỳ Daegu-Kumamoto, Busan-Saga vào tháng 9.

Một hãng hàng không giá rẻ khác là Eastar Jet cũng có kế hoạch ngừng khai thác đường bay Busan-Sapporo và Busan-Osaka từ tháng 9.

Đại diện một doanh nghiệp hàng không cho biết lượng hành khách Hàn Quốc đi Nhật Bản đang giảm mạnh do làn sóng tẩy chay du lịch "xứ sở hoa anh đào" ngày một lan rộng trong nước. Các hãng hàng không đang tích cực xem xét điều chỉnh đường bay sang Nhật Bản để giảm thiểu thua lỗ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.