Nhiều hộ kinh doanh ở Hà Nội vui mừng khi được hoạt động trở lại

Một số dịch vụ thiết yếu như kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ bán hàng mang về; văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập... tại 19 quận, huyện được mở cửa trở lại khiến nhiều người phấn khởi.
Nhiều hộ kinh doanh ở Hà Nội vui mừng khi được hoạt động trở lại ảnh 1Một quán ăn chuẩn bị để bán hàng trở lại. (Nguồn: Vietnam+)

Bắt đầu từ 12 giờ ngày hôm nay (16/9), Hà Nội mở lại một số dịch vụ thiết yếu như kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ bán hàng mang về; văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập... tại các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

19 quận, huyện không ghi nhận ca mắc cộng đồng từ ngày 6/9 đến nay, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ được mở cửa bán hàng mang về.

Trước thông tin này, từ sáng sớm, nhiều hàng quán đã chuẩn bị sẵn sàng để mở cửa bán trở lại.

Tại phố Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, ngay từ sáng sớm 16/9, vợ chồng ông Nguyễn Thanh Lợi phấn khởi mở cửa hàng bán bánh cuốn để dọn dẹp, vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ cho buổi bán hàng ngày hôm sau.

Không như những lần trước đây chỉ chuẩn bị bát, đũa, đĩa, lần mở cửa trở lại này, vợ chồng ông đã chuẩn bị thêm những hộp để đựng bánh cuốn và nước chấm để người dân đến mua mang về cũng như thuận tiện cho người giao hàng mang đi.

“Tối qua, vợ chồng tôi đã đọc kỹ quy định của thành phố để chuẩn bị đầy đủ các vật dụng phòng chống dịch cần thiết. Tôi đã phải đóng cửa hàng gần 2 tháng, không có thu nhập nên cuộc sống rất chật vật. Thành phố cho mở lại thế này tôi rất phấn khởi. Dù chỉ được bán mang đi nhưng cũng phần nào giúp chúng tôi yên tâm ổn định cuộc sống. Để an toàn và được mở lâu dài, vợ chồng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của thành phố, của quận Cầu Giấy," ông Nguyễn Thanh Lợi cho biết.

Anh Nguyễn Hoàng, ở phố Phùng Khắc Khoan, quận Hai Bà Trưng, cho hay sau khi nghe thông tin trưa ngày 16/9, Hà Nội cho mở lại dịch vụ ăn uống, anh đã đến cửa hàng phở bò trên đường Ngô Gia Tự, quận Long Biên, để xếp hàng mua về cho cả nhà.

Sau khoảng 2 tháng Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19, nay được mở cửa bán hàng trở lại nên quán khá đông người đến xếp hàng mua mang về.

Đồng quan điểm này, anh Phạm Văn Đông, ở phố Huế, quận Hai Bà Trưng, cũng chia sẻ việc nới lỏng hoạt động kinh doanh vào thời điểm này là hợp lý. Bởi lẽ hiện tại, mọi người đã ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và dịch trên địa bàn Hà Nội cũng bắt đầu được kiểm soát tốt hơn.

Cũng trong hôm nay, các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, mực in, sửa chữa điện tử, máy tính... đã được mở cửa trở lại.

[Infographics] Hà Nội cho phép hoạt động một số dịch vụ từ trưa 16/9

Chị Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, quận Bắc Từ Liêm, cho biết do thời gian giãn cách kéo dài qua ngày khai giảng nên chị không thể mua được đồ dùng học tập cho con như mọi năm. Đặt mua trên mạng cũng không phải lúc nào cũng thành công và thời gian giao hàng kéo dài, chị cũng không lựa chọn chính xác được mặt hàng muốn mua.

Theo chị Ánh, việc thành phố ưu tiên mặt hàng thiết bị văn phòng phẩm được mở cửa trong thời điểm này rất cần thiết, tạo điều kiện cho học sinh ổn định việc học tập.

Còn anh Vũ Thanh Tùng, ở phố Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), thì không kịp đặt mua sách giáo khoa cho con do gia đình có việc đột xuất vào đúng thời điểm cuối năm học trước.

Anh đã định sát ngày khai giảng sẽ ra cửa hàng bán văn phòng phẩm mua sách và đồ dùng học tập cho con nhưng thành phố thực hiện giãn cách nên mọi việc không theo kế hoạch.

“Tuần đầu sau khai giảng, con tôi phải học sách giáo khoa điện tử. Tuy đầy đủ nhưng bất tiện ở chỗ gia đình phải bố trí thêm 1 thiết bị điện tử cũng như phải người hỗ trợ trong suốt quá trình con học trực tuyến. Hiện tôi đã nhận được bộ sách giáo khoa mua trên mạng, nhưng đồ dùng học tập của con vẫn chưa đầy đủ. Ngay trong ngày hôm nay, tôi sẽ đi mua cho con để con yên tâm học tập," anh Thanh Tùng bày tỏ.

Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, sau khi thành phố quyết định nới lỏng một số hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn thành phố thì người dân "vùng đỏ" vẫn phải tuân thủ Chỉ thị 16/CT-TTg, còn ở "vùng xanh" việc kiểm soát giấy đi đường sẽ được điều chỉnh theo hướng thuận tiện hơn cho người dân, không phải xuất trình giấy đi đường.

Nhiều hộ kinh doanh ở Hà Nội vui mừng khi được hoạt động trở lại ảnh 2Một cửa hàng phở trên phố Văn Cao (Ba Đình) mở cửa phục vụ khách mua mang về. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Người dân khi di chuyển trong các khu vực "vùng xanh" gồm 19 quận, huyện, thị xã trong trạng thái bình thường mới theo đánh giá của Sở Y tế sẽ không phải xuất trình giấy đi đường.

Nếu có giấy đi đường thì người dân có thể đi xuyên vùng, nhưng việc kiểm soát sẽ phải được thực hiện rất chặt chẽ. Ở đây, tùy thuộc vào tình hình mà các quận, huyện, thị xã sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Dự kiến hôm nay, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ họp và thảo luận chi tiết về các biện pháp nới lỏng sau ngày 15/9 và ngày 21/9 với "tinh thần chung là mở cửa thận trọng, từng bước, không nới đồng loạt và các giải pháp sẽ đưa ra trên đặc thù dân cư, tình hình dịch bệnh của từng địa bàn để đưa ra phương án phù hợp."./.

Ngay sau khi có thông báo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội về 19 quận, huyện có thể mở lại các dịch vụ bán mang về, rất nhiều hàng quán vẫn chưa kịp mở cửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngay sau khi có thông báo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội về 19 quận, huyện có thể mở lại các dịch vụ bán mang về, rất nhiều hàng quán vẫn chưa kịp mở cửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ghi nhận trong sáng 16/9 trên phố Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều nhà hàng vẫn chưa có dấu hiệu mở cửa trở lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ghi nhận trong sáng 16/9 trên phố Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều nhà hàng vẫn chưa có dấu hiệu mở cửa trở lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu Giấy cũng là một trong 22 quận, huyện tại Thủ đô sẽ được mở lại một số cơ sở kinh doanh theo quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu Giấy cũng là một trong 22 quận, huyện tại Thủ đô sẽ được mở lại một số cơ sở kinh doanh theo quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo một số chủ cơ sở kinh doanh ăn uống, đến 12 giờ trưa nay mới được phép bán mang về nên họ đã chủ động cho nhân viên dọn dẹp chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo một số chủ cơ sở kinh doanh ăn uống, đến 12 giờ trưa nay mới được phép bán mang về nên họ đã chủ động cho nhân viên dọn dẹp chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các cơ sở kinh doanh này cũng phải đảm bảo thực hiện giãn cách, bảo đảm quy tắc 5K khi bán mang về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các cơ sở kinh doanh này cũng phải đảm bảo thực hiện giãn cách, bảo đảm quy tắc 5K khi bán mang về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lực lượng chức năng cũng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc các quy định của thành phố. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lực lượng chức năng cũng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc các quy định của thành phố. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Mai Thủy, chủ một cơ sở kinh doanh trên phố Tô Hiệu tỏ ra vui mừng sau khi được bán trở lại sau hơn 50 ngày dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Mai Thủy, chủ một cơ sở kinh doanh trên phố Tô Hiệu tỏ ra vui mừng sau khi được bán trở lại sau hơn 50 ngày dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo chị Thủy, những ngày giãn cách xã hội phải đóng cửa nên tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng đây cũng là tình trạng chung của toàn thành phố nên chị chấp nhận và cố gắng vượt qua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo chị Thủy, những ngày giãn cách xã hội phải đóng cửa nên tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng đây cũng là tình trạng chung của toàn thành phố nên chị chấp nhận và cố gắng vượt qua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chủ một cơ sở kinh doanh ăn uống trên phố Hòe Nhai (Quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, chị vẫn chưa mở cửa hàng bán mang về vì chưa chuẩn bị kịp nguyên liệu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chủ một cơ sở kinh doanh ăn uống trên phố Hòe Nhai (Quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, chị vẫn chưa mở cửa hàng bán mang về vì chưa chuẩn bị kịp nguyên liệu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 Tuy nhiên, chị cũng tỏ ra vui mừng khi được mở cửa trở lại sau 2 tháng đóng cửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, chị cũng tỏ ra vui mừng khi được mở cửa trở lại sau 2 tháng đóng cửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.