Một số nước thành viên EU phản đối đề xuất về giới hạn khí thải ôtô

Nhiều nước thành viên EU phản đối đề xuất về giới hạn khí thải ôtô

Italy, Bulgaria, Séc, Pháp, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia lập luận các đề xuất "có vẻ không thực tế và có nguy cơ tác động tiêu cực đến khoản đầu tư vào ôtô vốn cam kết chuyển sang xe điện."
Nhiều nước thành viên EU phản đối đề xuất về giới hạn khí thải ôtô ảnh 1Đo mức khí thải của ôtô tại Ludwigsburg, tây nam nước Đức. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 22/5, một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đệ trình một văn bản chung lên Ủy ban châu Âu (EC) để phản đối đề xuất về các tiêu chuẩn khí thải Euro 7 chặt chẽ hơn đối với ôtô chạy bằng xăng và dầu diesel, với lý do chúng không thực tế.

Các nước gồm Italy, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Pháp, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia lập luận rằng các đề xuất "có vẻ không thực tế và có nguy cơ tác động tiêu cực đến các khoản đầu tư vào ngành ôtô, vốn cam kết chuyển sang xe điện."

[Các nước EU chưa đồng thuận về việc nới lỏng giới hạn khí thải ôtô]

Họ cho rằng nên bỏ nhiều một số nội dung, trong đó có quy định về giảm khí thải ống xả. Các nước phản đối những quy định mới về khí thải, trong đó có yêu cầu kiểm nghiệm mới hoặc giới hạn mới về khí thải, cho rằng những giới hạn khí thải sẽ buộc các nhà sản xuất ôtô phải đầu tư nâng cao hiệu suất khí thải. Trong khi đó, khoản tiền này nên được chi cho các dự án phát triển phương tiện không phát thải.

Các nước và các nghị sỹ Nghị viện châu Âu đang chuẩn bị đàm phán về dự luật Euro 7.

Dự luật này đưa ra các quy định siết chặt giới hạn đối với các chất gây ô nhiễm có hại cho sức khỏe, trong đó có nitrogen oxides và carbon monoxide, và dự kiến có hiệu lực sớm nhất vào năm 2025.

Dự luật đề xuất việc tăng cường kiểm tra khí thải và yêu cầu các nhà sản xuất ôtô sử dụng các hệ thống giám sát ô nhiễm trên xe.

Bên cạnh đó, dự luật cũng thắt chặt giới hạn phát thải đối với các chất ô nhiễm chưa được kiểm soát trước đây, bao gồm cả ô nhiễm phát sinh trong quá trình hao mòn má phanh và lốp xe./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.