Nhìn lại vỉa hè Hà Nội một năm sau chiến dịch chống lấn chiếm
Hà Nội sau một năm triển khai chiến dịch chống lấn chiếm vỉa hè đã có những chuyển biến tích cực, vỉa hè ở khắp Hà Nội đã phần nào thông thoáng hơn nhưng vẫn còn hiện tượng tái chiếm.
Phú Quang
Bất chấp biển cấm buôn bán dưới lòng đường, hè phố ngay sát, nhiều cửa hàng vẫn ngang nhiên bày bàn ghế lấn chiếm vỉa hè. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Hà Nội sau một năm triển khai chiến dịch chống lấn chiếm vỉa hè đã có những chuyển biến tích cực, vỉa hè ở khắp Hà Nội đã phần nào thông thoáng hơn. Nhưng vẫn còn nhiều nơi tiếp tục diễn ra hiện tượng tái lấn chiếm vỉa hè, phần đường cho người đi bộ.
Chiến dịch giành lại vỉa hè ở thành phố Hà Nội được triển khai từ tháng 3/2017 tính đến thời điểm hiện tại đã được tròn một năm. Mặc dù chiến dịch được theo dõi sát sao và quyết liệt nhưng trên đường phố Hà Nội hiện nay vẫn còn những nơi có quán ăn, gánh hàng rong lấn chiếm vỉa hè, phần đường của người đi bộ. Hiện tượng tập trung chính ở xung quanh khu vực phố cổ nơi tập trung đông dân cư sinh sống và nhiều người nước ngoài đến tham quan thành phố.
Một số hình ảnh của thành phố sau một năm triển khai chiến dịch:
Tròn 1 năm sau chiến dịch 'đòi' lại, vỉa hè ở Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Người đi bộ phần nào đã 'giành' được một khoảng trống để di chuyển trên phần đường của mình. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Tuyến phố Cầu Gỗ (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) vỉa hè rộng rãi, các xe máy được xếp ngay ngắn để dành một khoảng đường trống cho người đi bộ di chuyển. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Con phố Tạ Hiện (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) lại không 'may mắn' như vậy. Các gánh hàng rong vô tư bày bán tràn ra lòng đường. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Đường Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Bạc) cũng trong tình trạng tương tự khi những người bán hàng rong vô tư bày bán đồ trên vỉa hè. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Phố Đinh Liệt (phường Hàng Bạc) có vỉa hè rộng chừng 1m cũng bị tái lấn chiếm khiến du khách phải đi bộ dưới lòng đường. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Phố Hàng Bè (phường Hàng Bạc) lại chứng kiến cảnh người bán trà đá ngang nhiên chắn hết lối đi khiến du khách phải 'đánh cược' đi bộ dưới lòng đường. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Một năm sau chiến dịch giành lại vỉa hè của Hà Nội, tình trạng tái lấn chiếm vẫn tiếp tục diễn ra. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Nhiều người dân ngao ngán tự hỏi: Liệu Hà Nội có 'đánh trống bỏ dùi' khi tiến hành dọn dẹp vỉa hè? (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Tuyến phố Tạ Hiện thời điểm 15 giờ chiều. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Phố Hồ Hoàn Kiếm (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) 'tế nhị' hơn khi chỉ lấn chiếm 1 nửa, giành 1 nửa còn lại du người đi bộ. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Lực lượng chức năng liên tục đi lại nhắc nhở các hàng quán dọn dẹp nhưng vẫn không tỏ ra hiệu quả. (Ảnh: Phú Quang/Vietnam+)
Nhìn lại một năm sau chiến dịch 'đòi lại' vỉa hè Hà Nội
Theo kết luận của Thanh tra Hà Nội, Trách nhiệm để xảy ra tồn tại, thiếu sót trong lát đá vỉa hè thuộc về Phòng Quản lý xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội), Công ty CCIC Hà Nội.
Đá được đề xuất để thay thế tại Hồ Gươm là loại đá tự nhiên granite có độ dày 10cm, nguồn gốc từ Bình Định, không phải các loại đá có nguồn gốc từ Thanh Hóa như nhiều quận Hà Nội lát vỉa hè hiện nay.
Cuộc thi viết "Vì An toàn giao thông Thủ đô” năm 2017 đã nhận được gần 30.000 bài dự thi đã trở thành diễn đàn của các chuyên gia và cả người dân hiến kế giải pháp về giao thông đô thị.