Nhịp cầu âm nhạc nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Mông Cổ

Đại sứ Doãn Khánh Tâm đã tự hào giới thiệu về cây đàn T’rưng của người dân Tây Nguyên, một loại nhạc cụ trong kho tàng nhạc cụ dân tộc đồ sộ của người Việt Nam.
Nhịp cầu âm nhạc nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Mông Cổ ảnh 1Đại sứ Doãn Khánh Tâm thị phạm, trình diễn các kỹ thuật chơi đàn Trưng trước thầy và trò nhà trường.

Ngày 9/9, nhân dịp đầu năm học mới 2022-2023, Đoàn đại biểu Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ do Đại sứ Doãn Khánh Tâm dẫn đầu tới thăm Trường 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao tặng 2 cây đàn T’rưng - nhạc cụ truyền thống Việt Nam - mà thầy trò nhà trường yêu thích và luôn mong muốn đưa vào chương trình giảng dạy, trưng bày tại Phòng Truyền thống Hồ Chí Minh của nhà trường.

Trong không khí háo hức chờ đón của thầy cô giáo và các em học sinh, Đại sứ Doãn Khánh Tâm đã tự hào giới thiệu về cây đàn T’rưng của người dân Tây Nguyên, một loại nhạc cụ trong kho tàng nhạc cụ dân tộc đồ sộ của người Việt Nam, từ ý nghĩa lịch sử, văn hóa tinh thần, thiêng liêng của cây đàn đến sự ra đời, cách chơi, cấu tạo và cách thức chế tạo, bảo quản cây đàn thú vị trước thầy trò trường Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi hướng dẫn cách lắp ráp, tuy không chuyên nghiệp nhưng Đại sứ Doãn Khánh Tâm đã thị phạm, trình diễn, khiến thầy trò nhà trường cảm thấy vô cùng thú vị và bị thu hút bởi âm thanh đặc biệt của cây đàn T’rưng.

[Tăng cường hợp tác ủng hộ lẫn nhau giữa Việt Nam với Ai Cập và Mông Cổ]

Thầy hiệu trưởng E.Gungaajav vui mừng bày tỏ: “Bây giờ tôi mới có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng cây đàn và cảm nhận được một loại nhạc cụ mà âm thanh của nó phát ra nghe như tiếng nước róc rách trong khe suối trong; thứ âm thanh trong trẻo, vui tươi và mang đến cho người nghe một sự yên bình và niềm hân hoan hiếm có."

Các thầy cô giáo và các em học sinh lần lượt xếp hàng để có cơ hội tận tay chơi đàn T’rưng, nhiều em trong số đó xung phong làm nhạc công chơi đàn T’rưng trong ban nhạc học sinh của trường trong thời gian tới.

Nhịp cầu âm nhạc nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Mông Cổ ảnh 2Thầy và trò trường 14 mang tên Hồ Chí Minh chăm chú nghe hướng dẫn của Đại sứ Doãn Khánh Tâm.

Xúc động cảm ơn Đại sứ, thầy hiệu trưởng cho rằng đây chính là minh chứng sinh động thiết thực, là cây cầu nối tuyệt đẹp giữa hai nền văn hóa, con người và đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước Việt Nam-Mông Cổ.

Thầy E.Gungaajav hứa sẽ gìn giữ, bảo quản cẩn thận hai cây đàn, mong Đại sứ và Đại sứ quán tiếp tục quan tâm, hỗ trợ sưu tập thêm một số nhạc cụ truyền thống khác của Việt Nam, giúp trường trưng bày và thành lập ban nhạc với đàn T’rưng vừa biểu diễn với trang phục áo dài và có thể kết hợp với “Mã đầu Cầm” (một loại nhạc cụ dây kéo dân tộc đặc sắc của Mông Cổ) của Mông Cổ tạo ra những tiết tấu đặc sắc, đó sẽ là giai điệu hữu nghị, hòa bình, giao thoa Việt Nam-Mông Cổ âm vang trên xứ sở thảo nguyên xanh.

Hai cây đàn T’rưng này được Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và ban nhạc “Sức sống mới” hứa tặng Trường sau buổi biểu diễn tại Mông Cổ nhân dịp Lễ kỷ niệm lần thứ 77 Quốc khánh Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức ngày 01/9.

Trước đó, Đại sứ Doãn Khánh Tâm đã dự và phát biểu chúc mừng thầy trò Trường 14 mang tên Hồ Chí Minh nhân dịp lễ khai giảng năm học mới ngày 1/9./.

Nhịp cầu âm nhạc nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Mông Cổ ảnh 3Ban nhạc Sức Sống mới chụp ảnh lưu niệm với Đại sứ Doãn Khánh Tâm và phu nhân.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Những năm tháng chiến tranh trước, sau ngày Giải phóng Thủ đô để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có âm nhạc; nhiều tác phẩm trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.