Nhọc nhằn nghề kéo kén thủ công ở làng nghề ươm tơ Cổ Chất

Công đoạn kéo kén thủ công đòi hỏi những người thợ ở làng nghề ươm tơ Cổ Chất phải tập trung cao, làm việc hàng chục tiếng mỗi ngày trong hơi nóng và ẩm ướt, đôi mắt phải tinh, đôi tay phải linh hoạt.

vnp-uom-to-co-chat-3-1027.jpg
Để thực hiện quy trình ươm tơ thủ công, người thợ Cổ Chất (xã Phương Định, Trực Ninh, Nam Định) phải cực kỳ khéo léo và tỉ mỉ, kiên nhẫn. Đặc biệt, họ phải làm việc trong môi trường nóng nực và ẩm ướt cả ngày, nhận về trung bình khoảng 250.000 đồng/ngày công. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-4-1299.jpg
Trong những xưởng kéo tơ, các bà các chị miệt mài trong màn khói nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Kén tằm cho vào nồi được khỏa liên tục thi nhau nhảy lên bàn kéo sợi. Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng đang quay tít. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-5-7234.jpg
Người thợ lần tìm những mối gốc của kén tơ và rút ra, chập với nhau thành 1 sợi kéo lên quấn vào bát tơ. Chị cho biết mỗi ngày trung bình kéo được khoảng 6-7 cân tơ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-6-5124.jpg
Công đoạn kéo kén thủ công đòi hỏi độ tập trung cao, người thợ phải làm việc hàng chục tiếng mỗi ngày trong hơi nóng và ẩm ướt, đôi mắt phải tinh, đôi tay phải linh hoạt để đảo kén, đánh mối và tỉa sợi tơ, sao cho sợi tơ đều, căng chắc và óng mượt, không bị quá dày hay quá mảnh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-7-8109.jpg
Những sợi tơ mảnh liên tục được kéo lên các bát tơ. Sau khi đủ dày thì được chuyển sang guồng tơ, ghim mặt và tháo tơ ra phơi nắng, tơ này gọi là tơ sống. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-8-1978.jpg
Những cuộn tơ sống chờ đi phơi nắng. Hiện, người thợ Cổ Chất phải thu mua kén tằm ở khắp nơi, từ Yên Bái, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam, Gia Lâm (Hà Nội) về ươm tơ kéo sợi. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-9-9266.jpg
Kén tằm kéo tơ có hai loại, nếu tằm ăn lá sắn sẽ cho kén trắng, tằm ăn lá dâu thì cho kén vàng. Kén màu nào sẽ cho ra tơ màu ấy. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-1-413.jpg
Trước đây, tất cả các hộ trong làng đều làm nghề ươm tơ, nhưng hiện nay cả làng chỉ còn gần 30 hộ còn giữ được nghề của cha ông. Giá bán mỗi kg tơ vào khoảng 1,3-1,5 triệu đồng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-2-4000.jpg
Đây là những phần kén thải loại được tận dụng làm thành món ăn ngon và bổ dưỡng quen thuộc - nhộng tằm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-10-5040.jpg
Năm 2021, Hợp tác xã Lụa Cổ Chất được thành lập, quy tụ những nghệ nhân lành nghề từ 11 hộ gia đình còn gìn giữ được kỹ thuật ươm tơ cổ truyền. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-11-5782.jpg
Sản phẩm vải tơ tằm thủ công truyền thống Chất Silk của Hợp tác xã Lụa Cổ Chất đạt chuẩn OCOP hạng 4 sao, chắp cánh cho thương hiệu tơ lụa Cổ Chất ngày càng được nhiều người biết tới. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-12-578.jpg
Chị Thanh Hà, du khách Hà Nội đã chọn mua 2 khăn lụa về để sử dụng vì đánh giá đây là sản phẩm chất lượng và đẹp. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp-uom-to-co-chat-13-773.jpg
(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.