Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong (Thần Quang tự), Chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự), thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong (Thần Quang tự), Chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự), thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chùa thờ tiền Phật, hậu Thánh; ngoài thờ Phật còn thờ Đức Thánh tổ - Thiền sư Dương Không Lộ. Theo tài liệu ghi chép, Đức Thánh tổ Dương Không Lộ, húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, quê cha ở làng Giao Thuỷ, phủ Hải Thanh (Nam Định), quê mẹ ở phủ Ninh Giang (Hải Dương). (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chùa thờ tiền Phật, hậu Thánh; ngoài thờ Phật còn thờ Đức Thánh tổ - Thiền sư Dương Không Lộ. Theo tài liệu ghi chép, Đức Thánh tổ Dương Không Lộ, húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, quê cha ở làng Giao Thuỷ, phủ Hải Thanh (Nam Định), quê mẹ ở phủ Ninh Giang (Hải Dương). (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Dương Không Lộ là nhân vật lịch sử có công lớn đối với vương triều Lý, được vua Lý phong làm Quốc sư kiêm Đại pháp sư, là người có công lao khai sáng và tạo lập ra chùa Keo Hành Thiện và làng Hành Thiện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Dương Không Lộ là nhân vật lịch sử có công lớn đối với vương triều Lý, được vua Lý phong làm Quốc sư kiêm Đại pháp sư, là người có công lao khai sáng và tạo lập ra chùa Keo Hành Thiện và làng Hành Thiện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngoài giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan, khu di tích chùa Keo hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật với các chất liệu như gỗ, giấy, vật đá, gốm sứ, đồng… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngoài giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan, khu di tích chùa Keo hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật với các chất liệu như gỗ, giấy, vật đá, gốm sứ, đồng… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sự tồn tại của chùa Keo góp phần minh chứng cho lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sự tồn tại của chùa Keo góp phần minh chứng cho lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chùa Keo có giá trị kiến trúc nghệ thuật, trang trí điêu khắc cao, thể hiện bàn tay lao động cần cù và khối óc sáng tạo của những công trình sư và nghệ nhân dân gian, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chùa Keo có giá trị kiến trúc nghệ thuật, trang trí điêu khắc cao, thể hiện bàn tay lao động cần cù và khối óc sáng tạo của những công trình sư và nghệ nhân dân gian, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Khu di tích chùa Keo Hành Thiện là một tổng thể các công trình kiến trúc được xây dựng đăng đối, mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Khu di tích chùa Keo Hành Thiện là một tổng thể các công trình kiến trúc được xây dựng đăng đối, mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các chi tiết trang trí điêu khắc mang tính nghệ thuật cao do bàn tay sáng tạo của những nghệ nhân dân gian thực hiện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các chi tiết trang trí điêu khắc mang tính nghệ thuật cao do bàn tay sáng tạo của những nghệ nhân dân gian thực hiện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Khu di tích chùa Keo Hành Thiên còn lưu giữ được nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá thể hiện qua hệ thống thác bản khắc Hán Nôm như bia ký, sắc phong, thần tích, câu đối, đại tự… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Khu di tích chùa Keo Hành Thiên còn lưu giữ được nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá thể hiện qua hệ thống thác bản khắc Hán Nôm như bia ký, sắc phong, thần tích, câu đối, đại tự… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Bia đá thác bản khắc Hán Nôm vẫn nguyên vẹn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Bia đá thác bản khắc Hán Nôm vẫn nguyên vẹn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hàng năm, tại chùa Keo Hành Thiện diễn ra nhiều ngày lễ liên quan đến Phật, Đức Thánh tổ, các vị thần làng, hậu thần được thờ phụng tại đây, trong đó có 2 kỳ lễ trọng diễn ra vào mùa Xuân và mùa Thu. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hàng năm, tại chùa Keo Hành Thiện diễn ra nhiều ngày lễ liên quan đến Phật, Đức Thánh tổ, các vị thần làng, hậu thần được thờ phụng tại đây, trong đó có 2 kỳ lễ trọng diễn ra vào mùa Xuân và mùa Thu. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ hội mùa Xuân được tổ chức vào 2 dịp: tháng Giêng đối với chùa Keo trong và tháng Hai đối với Chùa Keo ngoài, với các nghi thức: dâng hương, rước kiệu, yến lão và trò chơi thổi cơm thi… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ hội mùa Xuân được tổ chức vào 2 dịp: tháng Giêng đối với chùa Keo trong và tháng Hai đối với Chùa Keo ngoài, với các nghi thức: dâng hương, rước kiệu, yến lão và trò chơi thổi cơm thi… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ hội mùa Thu được tổ chức vào trung tuần tháng Chín Âm lịch. Đây là kỳ lễ hội lớn nhất trong năm để kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh tổ Dương Không Lộ. Tại lễ hội diễn ra nhiều nghi thức và trò chơi dân gian đặc sắc như: phụng nghinh, bơi trải, phục miều y, dựng phướn, rước đèn, Thánh đản, múa rối, chèo cạn, cờ tướng, cầu đu, chọi gà, làm bánh dầy… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ hội mùa Thu được tổ chức vào trung tuần tháng Chín Âm lịch. Đây là kỳ lễ hội lớn nhất trong năm để kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh tổ Dương Không Lộ. Tại lễ hội diễn ra nhiều nghi thức và trò chơi dân gian đặc sắc như: phụng nghinh, bơi trải, phục miều y, dựng phướn, rước đèn, Thánh đản, múa rối, chèo cạn, cờ tướng, cầu đu, chọi gà, làm bánh dầy… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong và Chùa Keo ngoài (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong và Chùa Keo ngoài (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
Không gian chùa Keo cũng thường diễn ra các triển lãm. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
Không gian chùa Keo cũng thường diễn ra các triển lãm. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
Một trong những tác phẩm trong Triển lãm Hành Thiện 200 danh xưng. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
Một trong những tác phẩm trong Triển lãm Hành Thiện 200 danh xưng. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
Đây là triển làm thuộc chương trình số hóa di sản làng. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
Đây là triển làm thuộc chương trình số hóa di sản làng. (Ảnh: Lương Phương/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Chùa Keo Hành Thiện: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo đất thành Nam

Chùa Keo có giá trị kiến trúc nghệ thuật, trang trí điêu khắc cao, thể hiện bàn tay lao động cần cù và khối óc sáng tạo của những công trình sư và nghệ nhân dân gian...