Nhóm các nghị sĩ hoài nghi châu Âu sẽ chiếm số lượng lớn tại EP?

Nhóm các nghị sỹ hoài nghi châu Âu có thể trở thành lực lượng chính trị lớn thứ hai tại Nghị viện châu Âu (EP) mới, dù có hoặc không có Anh. Một cơ cấu như vậy có thể làm tê liệt thể chế này.
Nhóm các nghị sĩ hoài nghi châu Âu sẽ chiếm số lượng lớn tại EP? ảnh 1Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp, ngày 17/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nhóm các nghị sỹ hoài nghi châu Âu có thể trở thành lực lượng chính trị lớn thứ hai tại Nghị viện châu Âu (EP) mới, dù có hoặc không có Anh. Một cơ cấu như vậy có thể làm tê liệt thể chế này.

Trang tin tức chuyên về châu Âu Euractiv đưa ra một kết quả khảo sát do YouGov thực hiện để Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu xem xét về một cấu trúc mà EP có thể gặp phải sau cuộc bầu cử tháng Năm, cũng như vị trí của các nghị sỹ châu Âu trong lòng các nhóm đảng chính trị.

Theo dữ liệu thu thập được từ 14 quốc gia thành viên, lần đầu tiên "liên minh lớn" giữa đảng Nhân dân châu Âu (EPP) và Nhóm Xã hội chủ nghĩa & Dân chủ (S&D) sẽ mất đa số, với tỷ lệ đạt được dự kiến chỉ còn 43%.

[EC khuyến nghị 5 định hướng chiến lược của EU giai đoạn 2019-2024]

Dựa trên các giả thiết rằng EP có Anh (751 ghế) hay không có Anh (705 ghế), thì EPP vẫn là nhóm đảng mạnh nhất (dự kiến số nghị sỹ được bầu nếu EP có Anh hoặc không có Anh lần lượt là 182 và 189 nghị sỹ), tiếp theo là S&D (với số nghị sỹ dự kiến là 140 hoặc 123).

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng các đảng chống châu Âu sẽ tạo thành một liên minh lớn thứ hai tại EP - dù có hay không có Anh - với ba sự chồng chéo có thể xảy ra: khối cánh tả với 34%, khối cánh hữu với 32% và một khối gồm các đảng chống EU với 35% số ghế.

Điều này sẽ khiến các nghị sỹ đảng Liên minh tự do và dân chủ châu Âu (ALDE), với đảng Nền Cộng hòa tiến bước (LREM) (dự kiến giành được 106 ghế nghị sỹ dù EP có hay không có Anh) và đảng Xanh (dự kiến có được 61 ghế nếu EP có Anh, hoặc 52 ghế nếu EP không có Anh) vào vị trí hàng đầu được lôi kéo để thành lập liên minh chiếm đa số tại EP.

Đảng Cánh tả thống nhất châu Âu (GUE) có thể giành được 55 ghế (nếu EP có Anh) hoặc 56 ghế (nếu EP không có Anh).

Phía bên kia, ba nhóm cánh hữu gồm đảng Các quốc gia và tự do châu Âu (ENF) có thể đạt được 86 hoặc 89 ghế, đảng Bảo thủ và Cải cách châu Âu (CRE) có thể đạt được 57 hoặc 51 ghế và đảng Tự do dân chủ châu Âu (EFDD) của người Anh 51 hoặc 26 ghế, mặc dù sau đó (đảng này) có thể biến mất sau Brexit.

Tuy nhiên, những kết quả dự đoán ở trên của khối phe cánh hữu giữa EPP và CRE cho thấy một thực tế rằng nhiều đảng cầm quyền và đảng đối lập, vốn đối địch với nhau đặc biệt là ở Đông Âu, lại cùng đứng trong một liên minh chính trị. Ví dụ, đó là trường hợp đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đối lập với đảng Nền tảng dân sự (PO) ở Ba Lan, hay các đảng Hungary Fidesz và đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (KDNP) ở Hungary, và một loạt đảng khác ở các nước Tây Âu.

Thủ tướng Hungary và lãnh đạo đảng Fidesz, Viktor Orbán, khẳng định rằng ông tiếp tục giữ đảng Fidesz trong EPP để đảm bảo sự thống nhất của các lực lượng bảo thủ trước cuộc bầu cử châu Âu, đồng thời cho biết sẽ tổ chức một chiến dịch mạnh mẽ ủng hộ cho ứng cử viên chính Manfred Weber. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục bởi tuyên bố trên.

Nếu các đảng cực hữu chống nhập cư đạt được kết quả tốt trong cuộc bầu cử, Viktor Orban có thể quyết định rút Fidesz khỏi EPP để liên minh với các lực lượng chống châu Âu.

Khi được Euractiv hỏi hồi đầu tháng Tư, một số thành viên của CRE, một nhóm bị đe dọa bởi sự ra đi của nhiều thành viên người Anh, đã xác nhận rằng họ sẽ nhập vào nhóm của PiS và Fidesz.

Thủ lĩnh CRE Ryszard Legutko cho biết đảng của ông sẽ làm như vậy đặc biệt là sau khi Viktor Orbán tuyên bố rằng nếu ông ấy bị loại khỏi EPP, nhóm đầu tiên ông ấy sẽ tiếp cận là CRE và ông sẽ cố gắng tiếp cận thông qua kết nối Ba Lan. Vẫn còn phải xem liệu cuối cùng ông ấy có bị trục xuất khỏi nhóm hay không.

Một quyết định như vậy có thể khuyến khích các đảng cực hữu nhất của EPP rời khỏi nhóm, nơi không thực sự phù hợp với họ, và trong bất kể trường hợp nào, có vẻ như khối cánh tả của EPP có thể sẽ lớn hơn một chút khối cánh hữu.

Những người thực hiện cuộc khảo sát cho rằng xu hướng như vậy có thể thuyết phục các đảng chống châu Âu rằng không thể cải tổ EU.

Thành công của một đảng mới của Anh "đảng Brexit," được xác nhận bởi cuộc khảo sát của YouGov, trong đó chỉ ra rằng 3/4 người châu Âu tin rằng hệ thống quốc gia của họ hoặc hệ thống châu Âu - hoặc cả hai - đều sẽ bị phá vỡ.

Cuộc khảo sát cũng đánh giá rằng vị trí tiềm năng sau bầu cử của các nghị sỹ thuộc các nhóm thiên về phía cánh hữu hơn và có cái nhìn hoài nghi EU sẽ tăng nhẹ.

Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào các liên minh của các đảng truyền thống và cách họ tiến hành để phá vỡ sự hình thành các liên minh chống EU trong Nghị viện mới.

Những người thực hiện cuộc khảo sát cho rằng các đảng ủng hộ châu Âu phải nghĩ xa hơn các "gia đình chính trị truyền thống."

Nhà nghiên cứu và giám đốc chương trình Quyền lực châu Âu của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, Susi Dennison, lo ngại một Nghị viện với cơ cấu gần như ngang nhau giữa các lực lượng chống châu Âu và các lực lượng thân châu Âu có nguy cơ trở nên tê liệt thực sự.

Trong hoàn cảnh đó, sự hợp tác vượt khỏi khuôn khổ các nhóm chính trị truyền thống và việc tìm kiếm sự đồng thuận về các vấn đề như khí hậu hoặc củng cố EU với tư cách là lực lượng kiến thiết toàn cầu để các nhóm có thể tìm thấy tiếng nói chung là điều vô cùng quan trọng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.