Trong hai ngày nghỉ cuối tuần (23 và 24/10), chúng tôi có mặt tại khu du lịchLangbiang. Tuy mới đầu giờ sáng, nhưng điểm du lịch này đã có hơn chục xe kháchloại lớn với khoảng 550-600 du khách tập trung chuẩn bị leo lên đỉnh Langbian.
Khi các du khách vừa bước xuống xe, có 5-6 người phụ nữ bản địa, trong đó có vàingười địu theo con nhỏ đã bám riết tận cửa mỗi xe, mời chào mua hàng.
Hàng trăm du khách phớt lờ những món hàng lưu niệm như khăn, ví thổ cẩm, giỏ hoabất tử, hoa cúc, vài món hàng đặc trưng văn hóa bản địa…
Vì bị đeo bám quá lâu, có du khách dừng lại rút tiền “mua cho xong” một hai mónhàng rồi mang bỏ lên xe với thái độ không có gì hứng thú.
Mời mãi không có người mua, bà Ka Mọh (buôn Bor Nuoer C, thị trấn Lạc Dương) cònleo hẳn lên cửa xe khách 53S-3533 chở du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đểxin tiền “mua gạo.”
Để giải thoát cho mình, một người phụ nữ trung tuổi ngồi trên xe này đánh rút ví30.000 đồng đưa cho bà Mọh. Một “đồng nghiệp” khác của bà Ka Mọh là chị ChơJí đang bán hoa cúc, vé số nhưng nhanh chóng tiến đến xe khách nói trên để… cùngxin tiền.
Ngoài việc đeo bám bán hàng lưu niệm, xin tiền, tại khu du lịch Langbiang, còncó hàng chục người bám sát khách du lịch để bán vé số với chiêu thức đeo đẳng“bán bằng được.”
Một người đàn ông trung niên tên Nguyễn Văn Hậu tiến đến chúng tôi, cầmtập vé số đưa thẳng vào người, không một lời mời chào. Chúng tôi mua hai tấm vésố, đồng thời hỏi chuyện ông Hậu. Không ngần ngại, người đàn ông này cho biết,tại khu du lịch Langbiang có tới gần 20 người chuyên bán vé số, phần đông đều từthành phố Đà Lạt vào.
Thiết nghĩ, các nhà quản lý du lịch tại Lâm Đồng cần sớm chấn chỉnh tình trạngđeo bám gây khó chịu, trả lại cho du khách tâm lý thư thái trước khi thực hiệnhành trình leo núi./.