Những "mâm xôi vàng" trên vùng đất Mù Cang Chải

Ruộng bậc thang của huyện Mù Cang Chải, Yên Bái là nét đẹp mang đậm sắc thái của đồng bào Mông, được ví là “những mâm xôi vàng.”
Ruộng bậc thang của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là nét đẹp mang đậm sắcthái của đồng bào Mông, được ví là “những mâm xôi vàng” ở vùng cao.

Ruộng bậc thang thuộc tại 3 xã Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và La Pán Tẩn củahuyện Mù Cang Chải có tổng diện tích 330,11ha. Ba xã này nằm bên cạnh nhau nhưkiềng 3 chân, sức lao động của người dân nơi đây đã tạo nên những dãy, thửaruộng bậc thang hùng vĩ. Đây là điểm độc đáo, thu hút khách du lịch trong vàngoài tỉnh, nhất là trong mùa lúa chín vào cuối tháng Chín và đầu tháng 10 hàngnăm.

Ruộng bậc thang đã gắn bó với người Mông Mù Cang Chải nhiều đời nay. Cách làmruộng bậc thang không đơn giản, muốn làm được trước hết phải chọn đất có có độdốc vừa phải và phải đảm bảo nước tưới tiêu, nhất là lúc vừa mới khai hoang vàbừa ruộng lần đầu. Trong quá trình khai hoang ruộng bậc thang, việc đầu tiên làphải phát các loại cây, cỏ rồi dọn sạch, sau đó ngắm cho thật kỹ xem đường đicủa bờ ruộng phải như thế nào... rồi dùng cuốc để cuốc đất từ trên cao đắp phíathấp và san gạt cho bằng phẳng.

Riêng bờ ruộng phải tạo ngay từ khi san gạt đất sao cho bờ được hình thành từnền đất vững chắc của đồi, núi. Trong một số trường hợp địa thế không thuận lợi,người dân phải gia cố thêm một vài đoạn bờ bằng cách dùng cây để lèn đất, dùngchân để dẫm cho thật chặt, cứ mỗi lần cuốc đất từ trên cao xuống là phải đắp mộtlớp đất để làm bờ, sau họ cứ đắp và san gạt đất khi nào bằng thì thôi. Điều đángkhâm phục là trong quá trình khai hoang ruộng bậc thang, người dân vùng caokhông cần dùng dây hoặc thước đo mà họ chỉ dùng thị giác của mình làm thước đovà làm rất chuẩn xác. Đây là bí quyết và sức sáng tạo tài tình của đồng bào MôngMù Cang Chải.

Ông Lý Nhà Súa, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải tâm sự: "Khu ruộng gần nhànày, chúng tôi đã khai thác được gần 30 năm nay, trong quá trình khai hoang, dùđất không thuận lợi lắm, nhưng chúng tôi đã cố gắng san gạt, tạo mặt bằng đểthành những thửa ruộng bậc thang rất đẹp. Tôi cũng mong muốn, Nhà nước có nhữngchính sách để chúng tôi tiếp tục bảo tồn, phát huy và tôn tạo những thửa ruộngbậc thang này vừa tạo cảnh quan du lịch vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp cấy lúa2 vụ lâu dài sau này."

Đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải, du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh núi nonhùng vỹ trên dãy Hoàng Liên với những bản làng thanh bình dưới thung lũng xanhhay trên đèo Khau Phạ. Văn hóa canh tác ruộng bậc thang của đồng bào dân tộcMông ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình đã biến tên Mù Cang Chải (tức làngcây khô) thành đồi ruộng mùa màng tốt tươi. Dưới bàn tay con người trải qua hàngtrăm năm những thửa ruộng bậc thang không chỉ phản ánh một phương thức canh tácđộc đáo của đồng bào Mông mà còn ẩn chứa nhiều thông số về giá trị lịch sử, vănhóa. Sự cần cù lao động sản xuất của đồng bào Mông trên vùng cao Mù Cang Chải đãtạo ra những kiệt tác trên đỉnh đồi là những "mâm xôi vàng" hùng vĩ.

Trong những ngày này, chuẩn bị đón Tuần lễ văn hóa thể thao và du lịch danhthắng ruộng bậc thang quốc gia của huyện Mù Cang Chải, diễn ra tại 3 xã Chế CuNha, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, từ ngày 26-29/9, du khách trong và ngoài nước đãđến rất đông.

Du khách Hoàng Ngọc Lâm đến từ Hà Nội phấn khởi nói: Đây là lần thứ 3 tôi cùnggia đình, bạn bè lên Mù Cang Chải. Danh thắng ruộng bậc thang vẫn giữ nguyênđược nét đẹp tuyệt vời. Trong những ngày ở đây, chúng tôi sẽ cố gắng chụp đượcnhiều bức ảnh về thửa ruộng bậc thang. Khi trở về, chúng tôi cho bạn bè xemnhững bức ảnh này thì chắc chắn rằng ai cũng muốn lên Mù Cang Chải để được tậnmắt tận hưởng vẻ đẹp nơi đây.

Đồng bào Mông vùng cao này hầu hết từ già đến trẻ ai cũng biết khai hoang, làmruộng bậc thang. Những thửa bé thì dùng sức người làm, còn những thửa to và rộngthì dùng sức trâu để san gạt tạo mặt bằng. Sự sáng tạo và bàn tay khéo léo củađồng bào Mông trên vùng cao Mù Cang Chải đã tạo nên những thửa ruộng bậc thanguốn lượn quanh sườn đồi.

Để đánh giá và ghi nhận những thành quả lao động của đồng bào Mông Mù Cang Chải,năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp bằng xếp hạng di tích quốc giaruộng bậc thang cho 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn và Dế Xu Phình. Để tiếp tục bảotồn và phát huy những thửa ruộng bậc thang trong thời gian tới, các xã đã đẩymạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt việc tôn tạo và gìn giữnhững thửa ruộng bậc thang trên vùng cao này…

Ông Hảng Xấy Chông, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chảicho biết xã luôn tuyên truyền, vận động bà con có ý thức bảo quản, gìn giữ thậttốt đối với hơn 100ha ruộng bậc thang tại La Pán Tẩn. Đây là dịp để du khách mọimiền đến tham quan và quan trọng nữa là đây cũng là “vốn” để bà con trồng trọtsản xuất ổn định đời sống…

Trong thời gian tổ chức Tuần lễ văn hóa thể thao và du lịch danh thắng ruộng bậcthang quốc gia của huyện Mù Cang Chải sẽ diễn ra phiên chợ vùng cao, với 14 gianhàng, trong đó mỗi xã, thị trấn một gian hàng. Riêng thị trấn Mù Cang Chải sẽcó thêm 2 gian làm thắng cố phục vụ khách. Phiên chợ vùng cao có chủ đề “Sắc màuTây Bắc.” Đây cũng là dịp để các cơ sở xã, thị trấn trên địa bàn huyện trưngbày, quảng bá các sản phẩm truyền thống của vùng cao như táo mèo, gạo nếp, nếpcẩm, thảo quả, cốm, rượu, rau cải, bánh dày, mật ong, một số bài thuốc nam cổtruyền của dân tộc, nhạc cụ và một số trang phục của các dân tộc...

Ngoài phiên chợ vùng cao tại trung tâm huyện, 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn và DếXu Phình cũng tổ chức nhiều hoạt động thể dục, thể thao, nhà nông đua tài, thinấu rượu, giã bánh dày và bày bán các sản phẩm độc đáo như khèn Mông, trang phụccủa từng dân tộc.

Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mù Cang Chải cho biếtviệc tổ chức Tuần văn hóa thể thao và du lịch danh thắng ruộng bậc thang cấpquốc gia năm 2013 là dịp để nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải quảng bá,giới thiệu về mảnh đất, con người, tiềm năng, thế mạnh và bản sắc văn hóa củacác dân tộc huyện Mù Cang Chải với du khách./.

Tuấn Anh (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục