Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

VDA cảnh báo các biện pháp thuế quan của EU sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất ôtô châu Âu và Mỹ có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp xe tại Trung Quốc và xuất khẩu ra các thị trường khác.

Ôtô điện được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ôtô điện được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 3/7, Hiệp hội Công nghiệp ôtô Đức (VDA) đã hối thúc Ủy ban châu Âu (EC) từ bỏ kế hoạch áp thuế đối với xe ôtô điện do Trung Quốc sản xuất trong nỗ lực cuối cùng nhằm tác động đến các cuộc đàm phán trước khi thuế quan có hiệu lực vào ngày 4/7.

Trong tuyên bố, VDA cảnh báo các biện pháp thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất ôtô châu Âu và Mỹ có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp xe tại Trung Quốc và xuất khẩu ra các thị trường khác trên toàn cầu.

Tuyên bố cũng cho rằng với việc áp thuế đối với xe ôtô điện nhập khẩu của Trung Quốc, EU có nguy cơ đối mặt với biện pháp trả đũa bằng thuế quan từ Bắc Kinh.

Theo VDA, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất ôtô của Đức do nước này xuất khẩu một lượng lớn ôtô sang thị trường Trung Quốc.

VDA khuyến nghị EC tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô quan trọng cho ngành sản xuất xe ôtô điện của châu Âu, giảm rào cản tiếp cận thị trường và tạo sự minh bạch về chính sách thương mại.

Hiệp hội này cũng đề xuất EC thành lập một hội đồng để thảo luận những vấn đề liên quan.

Dự kiến, từ ngày 4/7, EU sẽ áp thuế tạm thời lên tới 38,1% đối với xe ôtô điện Trung Quốc, trong khi các cuộc đi ều tra sẽ kéo dài đến ngày 2/11 để đánh giá liệu các doanh nghiệp Trung Quốc có được hưởng trợ cấp không công bằng hay không. Đến thời điểm đó, EU có thể áp đặt mức thuế chính thức, và thường có hiệu lực trong 5 năm.

Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ôtô điện./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.