Những trang bị thô sơ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ có trí tuệ, tài thao lược của quân và dân mà còn có sự đóng góp to lớn của những con người bình dị với những trang bị thô sơ.
Trong những ngày cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là "địa chỉ đỏ," được nhiều du khách ghé thăm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh,… có liên quan, bảo tàng khái quát một cách sinh động, rõ nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Trong đó, những vũ khí thô sơ góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đồng bào dân tộc dùng gùi, xe quệt, cối xay để cung cấp lương thực nuôi bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dây chão kéo pháo, phương tiện thô sơ nhưng làm nên một thế trận có một không hai của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chiếc xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm (xã Định Liên, Yên Định, Thanh Hóa). Do nhà nghèo không có phương tiện vận chuyển lương thực, người đàn ông xứ Thanh đã tự mình đóng chiếc xe. Đóng đến phần bánh thì thiếu gỗ, ông đã dỡ bàn thờ để ghép lại thành bánh. Với chiếc xe này, cụ Bầm đã chở lương thực trên đoạn đường từ kho lương Sánh Lược đi lên phố Cống Trạm Luồng huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Từ kho lương này, lương thực đã được chuyển lên mặt trận Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Guốc chèn pháo được các chiến sỹ Điện Biên sử dụng để neo các khẩu pháo nặng đến hàng tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bộ đội quân y đã tổ chức những trạm quân y dã chiến, xây dựng các hầm phẫu, sử dụng các thiết bị thô sơ để phẫu thuật và cứu chữa thương binh, bệnh binh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các nhạc cụ được sử dụng trên chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong chiến đấu, bộ đội ta đã sử dụng xẻng, cuốc đào hàng trăm km hào giao thông để cơ động lực lượng, xây dựng hàng nghìn ụ súng và hầm trú ẩn để hạn chế sức mạnh hỏa lực không quân và pháo binh địch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một bộ trang phục cơ bản được trang bị cho chiến sỹ Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những vũ khí thô sơ góp phần vào các trận đánh trên chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
"Con cúi” chống đạn được tái hiện đầy sinh động tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. "Con cúi" là những khối rơm bện dài 2m, đường kính 1,5m đã hút hết đạn bắn thẳng, bảo đảm an toàn cho những người lính đào trận địa phía sau nó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điện Biên Phủ năm 1954, không chỉ có trí tuệ, tài thao lược của những người lãnh đạo, chỉ huy, cùng sức mạnh đánh địch của các binh đoàn chủ lực được trang bị vũ khí hiện đại, mà còn có sự đóng góp to lớn của những con người bình dị, với những trang bị đơn giản nhưng hiệu quả. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, một số tờ báo của phương Tây đã đưa ra bình luận: "Chỉ với chiếc xẻng và cái cuốc cầm tay, quân đội Việt Minh đã đào hàng trăm km đường hào để chiến đấu và bao vây quân Pháp. Họ không chỉ bảo vệ được mình, mà còn làm giảm đáng kể sức mạnh hỏa lực của xe tăng, không quân và pháo binh của đối phương." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sức mạnh to lớn của những con người bình dị, những trang bị và vũ khí thô sơ đánh địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng minh rõ: Đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân và phương thức tác chiến, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy của Đảng ta là rất đúng đắn và vô cùng sáng tạo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục