Nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 23

Nội dung thảo luận chính của hội nghị là chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và tác động đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như an ninh toàn cầu và nền kinh tế.
Nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 23 ảnh 1Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc sẽ thảo luận an ninh toàn cầu và quan hệ song phương. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc lần thứ 23 dự kiến diễn ra ngày 1/4 bằng hình thức trực tuyến.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 31/3 ở thủ đô Brussels, đại diện Cơ quan đối ngoại EU (EEAS) cho biết nội dung thảo luận chính của hội nghị là chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và tác động đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như an ninh toàn cầu và nền kinh tế.

Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc cũng dự kiến sẽ xem xét toàn diện chương trình nghị sự song phương, bao gồm quan hệ thương mại và đầu tư, hành động đối phó với biến đổi khí hậu, kỹ thuật số, nhân quyền, phục hồi kinh tế sau đại dịch, cũng như các vấn đề khu vực.

[EU và Trung Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong tuần này]

Ngoài mối quan hệ giữa Trung Quốc-Nga và cuộc xung đột ở Ukraine, chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc cũng bao gồm tranh chấp thương mại với Litva.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc.

Số liệu chính thức cho thấy năm 2021, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với EU đã tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước lên 828,1 tỷ USD.

EU bày tỏ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để mở rộng thương mại song phương đối với các sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế nông thôn.

Bên cạnh đó, Trung Quốc và châu Âu cũng có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng sạch, kinh tế số, công nghiệp dịch vụ, đối phó với các thách thức toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.