Nông dân Anh sẽ phải cạnh tranh để có được tài trợ từ chính phủ

Người nông dân Anh sẽ phải cạnh tranh với các lĩnh vực khác như y tế và giáo dục để có được nguồn tài trợ từ chính phủ, khi Brussels bàn giao lại quyền quản lý ngân sách nông nghiệp cho London.
Nông dân Anh sẽ phải cạnh tranh để có được tài trợ từ chính phủ ảnh 1(Nguồn: fwi.co.uk)

Ngành nông nghiệp Anh dự định sẽ thực hiện một cuộc cải tổ lớn sau khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào tháng 3/2019.

Cuộc cải tổ này là lần đầu tiên trong hàng chục năm qua Xứ sở Sương mù có cơ hội vạch ra một chính sách nông nghiệp của riêng mình.

Trong kế hoạch cải cách các chính sách nông nghiệp này, nước Anh sẽ chỉ chi từ quỹ chung cho những nông dân đem đến các lợi ích chung cho cộng đồng như môi trường sống cho động vật hoang dã hay cải tạo đất tốt.

Người nông dân Anh sẽ phải cạnh tranh với các lĩnh vực khác như y tế và giáo dục để có được nguồn tài trợ từ chính phủ, khi Brussels bàn giao lại quyền quản lý ngân sách nông nghiệp cho London.

Theo Chính sách Nông nghiệp chung của EU và Anh đang áp dụng, nông dân Anh thường nhận được khoảng 3 tỷ bảng Anh (4 tỷ USD) một năm.

[Nước Anh sẽ khôi phục "sự tự tin và kiêu hãnh" trong năm 2018]

Tại hai hội nghị về nông nghiệp diễn ra ở thành phố Oxford, Bộ trưởng Môi trường Anh Michael Gove cũng cho biết chính phủ sẽ tìm cách hỗ trợ cho những người nông dân nếu họ lựa chọn rời khỏi ngành nông nghiệp. Ông cho rằng nguồn vốn chung cần được chi cho những người có những cống hiến nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

Chính sách mới mà ông Gove công bố nói trên sẽ chỉ được áp dụng ở Anh sau một thời kỳ chuyển tiếp, còn Scotland và xứ Wales có thể sẽ có những chính sách khác khi mà ngân sách chi cho nông nghiệp ở đây do các chính quyền vùng kiểm soát.

Bộ trưởng Môi trường Anh cho biết trong giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit, Anh sẽ vẫn áp dụng hệ thống trợ cấp hiện hành của EU (BPS) để nông dân nước này có đủ thời gian thay đổi mô hình kinh doanh của họ nếu cần thiết.

Ông Gove cho biết giai đoạn chuyển tiếp này có thể kéo dài trong năm năm sau Brexit, đến hết năm 2024, dù các đề xuất sẽ phụ thuộc vào đợt tham vấn dự kiến sẽ được tổ chức trong năm nay./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.