Nông dân Kinh Môn thu về cả nghìn tỷ đồng từ trồng hành, tỏi

Với diện tích cây vụ Đông lớn nhất tỉnh Hải Dương, huyện Kinh Môn đã quy hoạch 3.600ha diện tích đất trồng hành và tỏi, sản lượng đạt 50.000 tấn, mang lại giá trị lên tới 1.000 tỷ đồng cho nông dân.
Nông dân Kinh Môn thu về cả nghìn tỷ đồng từ trồng hành, tỏi ảnh 1Đồng chí Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao quà lưu niệm cho Ủy ban Nhân dân huyện Kinh Môn, ngày 12/1. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)

Ngày 12/1, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh cùng đoàn cán bộ, phóng viên, nhà báo tới thăm và làm việc tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tại đây, đoàn đã làm việc và đi thực tế tình hình sản xuất, kinh doanh của người dân tại địa phương.

[Chính phủ 'đặt hàng' Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ]

Về nông nghiệp, đồng chí Nguyễn Thị Liễu, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cho biết, Kinh Môn huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, có địa giới hành chính tiếp giáp với hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Trước đây, do địa hình thổ nhưỡng không bằng phẳng, bị chia cắt bởi các hệ thống sông lớn nên việc sản xuất nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nông dân Kinh Môn thu về cả nghìn tỷ đồng từ trồng hành, tỏi ảnh 2Đồng chí Nguyễn Thị Liễu, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Kinh Môn thông báo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương năm 2018. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)

Do vậy, Huyện đã tìm hiểu, làm việc với các nhà khoa học nhằm đưa ra những chủ trương, giải pháp phát triển nông nghiệp thích hợp với thổ nhưỡng địa phương đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, có kiểm soát cả yếu tố đầu ra cho nông dân, như quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Theo đó, Huyện đã phê duyệt 500ha vùng sản xuất rau màu tập trung và mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Với diện tích cây vụ đông lớn nhất Tỉnh, Kinh Môn đã quy hoạch 3.600ha diện tích đất trồng hành và tỏi, sản lượng đạt 50.000 tấn, mang lại giá trị lên tới 1.000 tỷ đồng cho nông dân canh tác.

Nông dân Kinh Môn thu về cả nghìn tỷ đồng từ trồng hành, tỏi ảnh 3Việc chuyển đổi canh tác sang trồng hành và tỏi đã mang lại thu nhập cả nghìn tỷ đồng cho nông dân Kinh Môn. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)

Hiện nay, Kinh Môn có 4 sản phẩn nông nghiệp là bột sắn dây, hành, tỏi, gạo nếp cái hoa vàng được Cục Sở hữu trí tuyệ cấp giấy chứng nhận hàng hóa và Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam vinh danh “sản phẩm vàng” nông nghiệp Việt Nam năm 2017 - 2018.

Ngoài ra, địa phương cũng nghiên cứu và đưa vào sản xuất giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường qua đó nâng cao thu nhập cho người nông dân, như chăn nuôi đà điểu (thị trấn Minh Tân), nuôi ba ba (xã Hiến Thành, Thái Thịnh), nuôi cá lồng (xã Minh Hòa).

Ông Lê Quốc Minh chia sẻ, đoàn đi thực địa lần này có hơn 60 cán bộ, phóng viên, biên tập viên là đại diện tại các đơn vị của Thông tấn xã Việt Nam. Với nhiệm vụ thông tin truyên truyền trong nước và đưa thông tin ra thế giới, đến với Kinh Môn, Hải Dương là cơ hội thuận lợi cho phóng viên tiếp cận với địa phương và triển khai tốt các nhiệm vụ thông tin của mình.

“Với cách thức tuyên truyền mới mẻ, đa phương tiện gắn với nhiều hình thức thể hiện, những người làm báo của Thông tấn xã sẽ góp phần tuyên truyền hiệu quả và nhiều hơn nữa cho huyện Kinh Môn nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung trong mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,” Phó Tổng Giám đốc TTXVN Lê Quốc Minh phát biểu./.

Nông dân Kinh Môn thu về cả nghìn tỷ đồng từ trồng hành, tỏi ảnh 4Đồng chí Bùi Xuân Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân hyện Kinh Môn dẫn đoàn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tham quan vùng sản xuất hành tại địa phương. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.