Nông nghiệp Cuba chịu thiệt hại nặng nề do lệnh cấm vận của Mỹ

Lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ đơn phương áp dụng kể từ thập niên 1960 đã khiến ngành nông nghiệp Cuba thiệt hại hàng triệu USD.
Nông nghiệp Cuba chịu thiệt hại nặng nề do lệnh cấm vận của Mỹ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: dinheirovivo.pt)

Cuba hàng năm tìm cách tăng sản lượng nông nghiệp nhằm giảm nhập khẩu, đảm bảo an ninh lương thực tốt hơn cho người dân và gia tăng nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu như trái cây nhiệt đới và cigar nổi tiếng thế giới.

Tuy vậy, lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ đơn phương áp dụng kể từ thập niên 1960 đã khiến ngành nông nghiệp Cuba thiệt hại hàng triệu USD.

Các thiệt hại kinh tế thường xuất hiện do thu nhập sụt giảm vì hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tái phân bổ địa lý đối với hoạt động xuất khẩu, giao dịch ngân hàng bổ sung và thiếu tiếp cận công nghệ cao cấp.

[Cuba phản đối hoạt động chống La Habana của Mỹ ở trụ sở LHQ]

Theo ông Leonardo Perez, Giám đốc quan hệ quốc tế của Bộ Nông nghiệp Cuba (MINAG), trong giai đoạn từ giữa tháng 4/2017-3/2018, ngành nông nghiệp Cuba chịu thiệt hại 294,1 triệu USD, chủ yếu đối với hoạt động xuất khẩu cigar cao cấp, các sản phẩm y tế thay thế và hoa quả nhiệt đới.

Ông Perez đề cập tới thiệt hại kinh tế lớn nhất đối với ngành nông nghiệp Cuba là không còn tiếp cận thị trường Mỹ để bán cigar Cuba.

Trước tình hình này, ông Juan Rico, Giám đốc kinh doanh công ty sản xuất lá thơm Tabacuba, cho rằng nếu Cuba có thể tiếp cận thị trường Mỹ thì họ có thể bán được khoảng 50 triệu sản phẩm trong năm đầu tiên.

Nếu tính mức giá bán cigar xuất khẩu trung bình trong năm 2017 của công ty bán cigar nổi tiếng toàn cầu Habanos S.A. (Cuba/Tây Ban Nha) thì Cuba đã thiệt hại tới 134 triệu USD năm 2017 do lệnh cấm vận của Mỹ.

Ông Rico cũng cho hay doanh số xuất khẩu cigar cuộn máy của Cuba trong năm 2017 đã đạt 120,5 triệu sản phẩm, nếu không tính thị trường Mỹ.

Theo tính toán, nếu doanh số cigar tại thị trường Mỹ đạt 100 triệu sản phẩm với giá bán trung bình 145 USD/1.000 sản phẩm thì thu nhập mang lại lên tới 14,5 triệu USD song Cuba không thể nhận được con số này do lệnh cấm vận của Mỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.