“Ông chủ” của Jeep, Fiat và Peugeot đạt lợi nhuận khoảng 12 tỷ USD

Tập đoàn Stellantis, sở hữu các thương hiệu ôtô Jeep, Fiat và Peugeot, cho biết lợi nhuận nửa đầu năm nay chạm mức 10,9 tỷ euro (khoảng 12 tỷ USD), tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Ông chủ” của Jeep, Fiat và Peugeot đạt lợi nhuận khoảng 12 tỷ USD ảnh 1Mẫu xe điện Avenger của Jeep. (Nguồn: netcarshow.com)

Tập đoàn Stellantis, sở hữu các thương hiệu ôtô Jeep, Fiat và Peugeot, ngày 26/7, thông báo mức lợi nhuận kỷ lục trong sáu tháng đầu năm nay, nhờ giá xe tăng cao.

Cụ thể, Stellantis cho biết lợi nhuận nửa đầu năm nay của tập đoàn chạm mức 10,9 tỷ euro (khoảng 12 tỷ USD), tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh thu thuần đã tăng 12% lên 98,4 tỷ euro, ghi nhận con số cao nhất từ trước đến nay, nhờ hiệu suất kinh doanh được cải thiện tại các thị trường chính là châu Âu và Bắc Mỹ.

Giám đốc điều hành (CEO) của Stellantis Carlos Tavares, cho biết việc đạt được kết quả kinh doanh nhiều ấn tượng trong nửa đầu năm nay là nhờ “sự tập trung mạnh mẽ” vào lợi nhuận của tập đoàn.

Ông Tavares chia sẻ các vấn đề về chuỗi cung ứng, gây khó khăn cho ngành công nghiệp ôtô sau thời kỳ đại dịch COVID-19, đã được khắc phục. Mặc dù, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Steallantis trong sáu tháng đầu năm nay đã giảm 14,4%, so với con số 14,5% trong nửa đầu năm ngoái, nhưng cao hơn so với dự đoán của các nhà phân tích và đứng trên các đối thủ khác trong ngành công nghiệp ôtô toàn cầu, bao gồm cả hãng xe điện Tesla.

Giám đốc tài chính của Stellantis Natalie Knight, cho biết yếu tố lớn nhất thúc đẩy công ty đạt lợi nhuận là giá cả. Bà nói tập đoàn đã thực hiện nhiều đợt tăng giá khác nhau và thành công trong việc “giữ chân” khách hàng trong khi vẫn duy trì mức giá mới.

[Tập đoàn Stellantis giới thiệu mẫu xe bán tải điện hiệu suất cao]

Tại Bắc Mỹ, thị trường sinh lời lớn nhất của Stellantis, doanh số bán hàng đã tăng 7%. Trong khi, tại châu Âu, con số này là 9%. Tại các thị trường nhỏ hơn ở châu Phi và Trung Đông, số lượng xe do Tập đoàn Stellantis phân phối đã tăng 51%, đạt 301.000 chiếc.

Các lô hàng của thương hiệu xe hạng sang Maserati, vốn gặp khó khăn sau vụ sáp nhập với Peugeot-Fiat Chrysler để tạo ra Stellantis vào năm 2021, đã tăng hơn 5% lên 15.300 xe. CEO Tavares cho biết, nửa cuối năm ngoái, hoạt động kinh doanh xe Maserati bị ảnh hưởng bởi lạm phát tăng vọt và xu hướng cầu chậm đi. Tuy nhiên, công ty đã thành công cắt giảm chi phí để đảm bảo duy trì lợi nhuận.

Ông Tavares nhấn mạnh trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu không có nhiều cải thiện, thay vì tập trung vào việc giảm giá bán xe, Stellatis ưu tiên bảo vệ lợi nhuận của tập đoàn bằng cách giảm chi phí.

Ngoài “chiến thắng” thu được nhờ việc nâng giá bán các dòng xe truyền thống, trong nửa đầu năm 2023, mảng kinh doanh xe hybrid (xe sử dụng năng lượng hỗn hợp xăng và điện) và xe chạy hoàn toàn bằng điện của Stellatis cũng "khởi sắc," với sản lượng tăng 24% lên 169.000 chiếc.

Tập đoàn có kế hoạch sẽ chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh tại châu Âu sang xe điện và 50% doanh số bán hàng là xe điện tại Mỹ vào cuối thập kỷ này.

Ngày 26/7, Stellantis đã tham gia cùng sáu nhà sản xuất ôtô lớn khác đang thành lập một liên doanh mới để cung cấp dịch vụ sạc xe điện tại Mỹ. Liên doanh này bao gồm Stellantis, BMW, General Motors, Honda, Hyundai, Kia và Mercedes-Benz./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.