OPEC chính thức ký thỏa thuận hợp tác với các nhà sản xuất dầu mỏ lớn

Ngày 2/7, tại thủ đô Vienna của Áo, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã ký thỏa thuận hợp tác mới với các nhà sản xuất dầu mỏ lớn khác trên thế giới, trong đó có Nga.
Cơ sở khai thác dầu Al-Rawdhatain ở Kuwait. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ sở khai thác dầu Al-Rawdhatain ở Kuwait. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/7, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã ký thỏa thuận hợp tác mới với các nhà sản xuất dầu mỏ lớn khác trên thế giới, trong đó có Nga.

Việc ký kết văn kiện đã diễn ra trong một buổi lễ ngắn, mở màn cho cuộc họp tại trụ sở của OPEC ở thủ đô Vienna của Áo.

Thỏa thuận mới này giữa OPEC và các nước ngoài tổ chức được cho là một phần trong nỗ lực nhằm duy trì ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ vốn đang bị tác động mạnh trước sự bùng nổ sản lượng dầu đá phiến của Mỹ.

Trước đó, ngày 1/7, OPEC tuyên bố nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu tới tháng 3/2020.

[OPEC nhất trí gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng, “vàng đen” lên giá]

Các nước thành viên OPEC sẽ tiếp tục có cuộc họp với các nước sản xuất dầu mỏ ngoài tổ chức để đàm phán việc gia hạn này.

Theo kế hoạch, trong ngày 2/7, nhóm OPEC+ (gồm 14 nước thành viên OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới ngoài tổ chức này như Nga, Kazakhstan, Malaysia và Mexico) sẽ họp để thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu chung.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak khẳng định tất cả các nước trong và ngoài OPEC đều ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận đạt được hồi tháng 12 năm ngoái thêm 9 tháng. 

Kể từ ngày 1/1 năm nay, OPEC+ đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày. Mức cắt giảm nguồn cung được các nước thành viên OPEC chấp thuận là 800.000 thùng/ngày, song báo cáo cho thấy các nhà sản xuất thậm chí đã cắt giảm sâu hơn nữa./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.