OPEC+ đối mặt với 5 năm chống đỡ trước sự sụp đổ của giá dầu

Công ty tư vấn Rapidan cho rằng trong ít nhất vài năm tới, OPEC và các nước đối tác còn gọi là nhóm OPEC+ cần quản lý nguồn cung để ngăn chặn nguy cơ lao dốc của giá dầu.

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Rosneft ở thị trấn Gubkinsky, Tây Siberia, LB Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Rosneft ở thị trấn Gubkinsky, Tây Siberia, LB Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo công ty tư vấn Rapidan có trụ sở tại Washington (Mỹ), nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chưa đạt đỉnh trong ít nhất một thập kỷ tới, trong khi nguồn cung từ các nước bên ngoài Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đặc biệt là Mỹ, tăng nhanh hơn ước tính trước đó.

Rapidan cho rằng trong ít nhất vài năm tới, OPEC và các nước đối tác còn gọi là nhóm OPEC+ cần quản lý nguồn cung để ngăn chặn nguy cơ lao dốc của giá dầu.

Giá dầu tại London giảm 11% trong năm nay, dù mức tiêu thụ trên toàn cầu đạt kỷ lục, xuống mức 75 USD/thùng, khi tình hình kinh tế xấu đi và nguồn cung từ Mỹ và các nước khác tăng mạnh.

Việc Saudi Arabia và các đối tác trong OPEC cắt giảm sản lượng không có tác động đến các nhà giao dịch.

Trong dài hạn hơn, triển vọng giá dầu mong manh, khi người tiêu dùng chuyển sang xe điện và năng lượng ít khí thải để ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Rapidan, công ty đã dự báo chuẩn xác việc giá dầu lao dốc trong cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia và Nga vào năm 2020, không tin rằng việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và sự phổ biến của xe điện là đủ để sớm làm giảm nhu cầu dầu. Việc giá dầu chưa đạt đỉnh vào năm 2030 sẽ là bất ngờ lớn, tác động đến thị trường.

Điều đó khiến OPEC+ đối mặt với sức ép từ việc nguồn cung của các đối thủ tăng mạnh trong vài năm tới. Nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng 700.000 thùng/ngày mỗi năm cho đến năm 2030, thay vì giảm như Rapidan đã dự báo trước đó, do sự gia tăng từ Mỹ, Guyana và Brazil.

OPEC+ có công suất dự phòng tổng cộng 5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5% nguồn cung toàn cầu và việc khôi phục sản lượng cần phải được thực hiện một cách thận trọng.

Theo Rapidan, OPEC có thể khôi phục sản lượng sau năm 2030, khi tăng trưởng nguồn cung ngoài tổ chức này chậm lại sẽ khiến thị trường toàn cầu thắt chặt nghiêm trọng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.