OPEC+ nỗ lực chống "những bất trắc" trên thị trường dầu mỏ

Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cho hay nước này sẽ cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm một triệu thùng/ngày vào tháng 7/2023, và động thái này có thể được gia hạn nếu cần.
OPEC+ nỗ lực chống "những bất trắc" trên thị trường dầu mỏ ảnh 1Xe chở dầu tại một cơ sở lọc dầu ở Jeddah (Saudi Arabia). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 11/6, phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp Arab-Trung Quốc được tổ chức tại Riyadh, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, nhấn mạnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, đang nỗ lực chống lại "những bất trắc" trên thị trường dầu mỏ, vốn đang hoạt động trái với các nguyên tắc cơ bản, và buộc các nhà sản xuất dầu phải có biện pháp phòng ngừa.

Ông Abdulaziz nói thêm những bất ổn trên thị trường buộc OPEC+ phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tại cuộc họp cấp bộ trưởng ở Vienna (Áo) ngày 4/6, các thành viên OPEC+ gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iraq, Kuwait, Oman và Algeria thông báo sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện đến cuối năm 2024, giữa lúc những lo ngại về đà suy giảm tăng trưởng kinh tế đang ảnh hưởng tới triển vọng nhu cầu dầu thô.

[Nga-Saudi Arabia điện đàm về hợp tác song phuơng trong khuôn khổ OPEC+]

Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cho hay nước này sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm một triệu thùng/ngày vào tháng 7/2023, và động thái này có thể được gia hạn nếu cần thiết.

Giá dầu thô đang có xu hướng suy giảm, mặc dù Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.

Phát biểu tại một diễn đàn quốc tế diễn ra ở Doha (Qatar) vào tháng trước, ông Abdulaziz nêu rõ các quốc gia thành viên OPEC+ cần duy trì cảnh giác và chủ động để đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ khi họ đang đối mặt với "các tình huống bất ổn"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.